Lễ Vu Lan ở Hội An có những nét đặc trưng nào?

13 Th.8 2024 Du lịch Hội An Admin
Lễ hội Vu Lan ở Hội An là một sự kiện văn hóa và tâm linh trang trọng, diễn ra vào tháng Bảy âm lịch hàng năm. Mang truyền thống và ý nghĩa sâu sắc, lễ hội diễn ra nhằm tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền nhân và cha mẹ.

Đặc biệt, khi đến Hội An, du khách có thể hòa mình vào không khí lễ hội và những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc tái hiện lại những câu chuyện xưa. Giữa khung cảnh tĩnh lặng của phố cổ và ánh sáng lung linh từ đèn lồng, hãy tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp bằng cách chụp những tấm hình check in Hội An vào dịp lễ Vu Lan. 

1. Lễ Vu Lan: Ý nghĩa, nguồn gốc và vị trí trong văn hóa tâm linh người Việt.

Lễ Vu Lan, hay còn được gọi là Vu Lan Bồn, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đạo Phật. Lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của phật tử mà còn trở thành ngày lễ truyền thống của người Việt Nam.

Nhắc đến Lễ Vu Lan, đây không chỉ là một lễ hội tôn giáo quan trọng mà còn mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc giúp mọi người ghi nhớ về lòng biết ơn, sự kính trọng đối với cha mẹ và ông bà, không chỉ trong hiện tại mà còn với những người đã khuất. Không chỉ vậy, trong dịp lễ mọi người thường cúng dường và làm những việc thiện để rèn luyện lòng từ bi, bác ái với những người khó khăn. Ngoài ra, đây còn là dịp để gia đình được sum họp, cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Hình ảnh những chiếc đèn hoa đăng rực rỡ sắc màu lênh đênh trên dòng sông Hoài

Mọi người cùng nhau dành những phút lặng lẽ cầu bình an với những chiếc đèn hoa đăng

Nguồn gốc của lễ hội Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật. Sau khi tu thành đắc quả đã dùng tuệ nhãn để tìm mẹ mình và thấy mẹ ở cõi ngạ quỷ đang chịu khổ hình vì tội ác trong quá khứ. Vì thương xót mẹ, Ngài đã dâng cơm cho mẹ nhưng thức ăn lập tức biến thành lửa. Nhờ sự chỉ dạy của Đức Phật, Tôn giả Mục Kiền Liên đã cùng sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch chuẩn bị mâm cúng và tập trung chú nguyện hồi hướng cho mẹ thì sẽ hết tội và được sinh thiên. Sau đó, mẹ ông đã được giải thoát khỏi địa ngục nhờ sức mạnh của các chư tăng và lòng hiếu thảo của Tôn Giả Mục Kiền Liên. Và ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm đã trở thành ngày Lễ Vu Lan, dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, tri ân đối với cha mẹ và tổ tiên.

Lễ Vu Lan chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, biểu hiện rõ nét truyền thống hiếu thảo và tôn kính tổ tiên. Trong ngày này, các gia đình thường tổ chức cúng dường, dâng hương và cầu nguyện để tưởng nhớ và tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục. Từ xa xưa, người Việt đã luôn coi trọng gia đình và tình nghĩa. Với những giá trị nhân văn sâu sắc, Lễ Vu Lan đã trở thành một phần không thể thiếu, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Việt, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

2. Lễ Vu Lan ở Hội An: Nét đẹp giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa Phật giáo và văn hóa địa phương

Nhiều du khách dành thời gian đến check in Hội An vào dịp Lễ Vu Lan

Nhiều du khách dành thời gian đến check in Hội An vào dịp Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan ở Hội An chính là cơ hội để du khách trải nghiệm và khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc. Bên cạnh những nghi thức truyền thống, Hội An còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hiện đại như biểu diễn nhạc cụ dân tộc, thả đèn hoa đăng trên sông Hoài, và các chương trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Những hoạt động này không chỉ làm phong phú thêm lễ hội mà còn tạo ra một không gian kết nối quá khứ và hiện tại, tâm linh và đời sống thường nhật. Lễ Vu Lan ở Hội An, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, đã góp phần làm nên một bức tranh văn hóa độc đáo. Đặc biệt, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội check in Hội An trong dịp lễ này, trải nghiệm trọn vẹn không khí lễ hội tại phố cổ, nơi mà văn hóa và tâm linh hòa quyện một cách tuyệt vời.

>>>Xem thêm: Khám phá Phố cổ Hội An: Những bí mật ít ai ngờ tới

2.1 Chùa chiền cổ kính: Các ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Cầu, Chùa Ông... là nơi diễn ra các nghi lễ chính.

Giữa không gian cổ kính của phố cổ Hội An, các nghi thức truyền thống như cúng dường, dâng hương và cầu nguyện được thực hiện trang trọng tại các chùa chiền, thu hút rất nhiều sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Các ngôi chùa như Chùa Cầu, Chùa Ông, Chùa Pháp Bảo,.. chính là những địa điểm quan trọng diễn ra các nghi lễ chính của Lễ Vu Lan. Chùa Cầu với kiến trúc độc đáo, cả ngôi chùa được làm bằng gỗ bắt ngang qua sông, không chỉ là biểu tượng của phố cổ mà còn là nơi tập trung các phật tử và du khách đến dâng hương, cầu nguyện. Nổi tiếng với kiến trúc Trung Hoa, Chùa Ông cũng là nơi thờ cúng linh thiêng của Hội An. Chùa Pháp Bảo là một ngôi chùa nổi tiếng và diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo, đặc biệt trong các dịp lễ lớn như Lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản,... Tại Hội An, không khí của Lễ Vu Lan càng thêm phần trang nghiêm và linh thiêng nhờ vào vẻ đẹp cổ kính của phố cổ và sự đồng lòng của cộng đồng người dân địa phương.

Chùa Pháp Bảo là nơi diễn ra nhiều hoạt động tâm linh thu hút du khách

Chùa Pháp Bảo là nơi diễn ra nhiều hoạt động tâm linh thu hút du khách

>>>Xem thêm: Chùa Cầu - Cầu Lai Viễn: Chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc Nhật Bản giữa lòng Hội An

2.2 Nhà thờ tộc họ: Tổ chức các nghi lễ cúng gia tiên, tưởng nhớ người đã khuất.

Trong không khí trang nghiêm và ấm cúng, các gia đình thường tổ chức nghi lễ cúng gia tiên tại nhà thờ tộc họ. Là nơi lưu giữ những kỷ vật và hình ảnh của các thế hệ đi trước, nhà thờ tộc họ trở thành trung tâm của các hoạt động tâm linh trong ngày này. Trưởng tộc sẽ là người giữ vai trò quan trọng trong việc truyền đạt các giá trị văn hóa của dòng họ và thường sẽ đọc văn khấn, kể lại công lao và những câu chuyện về tổ tiên. Từ đó, nhắc nhở con cháu về cội nguồn và truyền thống hiếu đạo. Ngoài ra, nhiều dòng họ còn tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật như hát dân ca, biểu diễn các buổi hòa nhạc hay ngồi lại kể cho nhau nghe những kỷ niệm và cuộc sống thường nhật. Từ đó, mọi người cùng nhau hướng về nguồn cội, củng cố thêm tình cảm gia đình và duy trì những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc

2.3 Không gian gia đình: Bàn thờ tổ tiên được trang hoàng, con cháu sum vầy.

Các thành viên trong gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ, đều tụ họp lại, thành kính dâng hương, đọc kinh, và cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên được an nghỉ, phù hộ cho con cháu bình an, hạnh phúc. Bàn thờ gia tiên được bày biện trang trọng với hoa tươi, trái cây, nhang đèn và mâm cúng tươm tất. Sau khi các nghi lễ cúng bái hoàn tất, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dùng bữa cơm, chia sẻ những câu chuyện của mình và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình gắn kết tình thân, nhắc nhở nhau về những giá trị truyền thống tốt đẹp. Trong không khí ấm áp của gia đình ngày Lễ Vu Lan tạo nên một cảm giác gắn kết, yêu thương và khắc sâu trong tâm hồn mỗi người.

2.4 Đường phố lung linh: Đèn lồng, hoa đăng tạo nên không khí ấm áp, trang trọng

Thả đèn hoa đăng là một hoạt động chính của ngày Lễ Vu Lan ở Hội An

Thả đèn hoa đăng là một hoạt động chính của ngày Lễ Vu Lan ở Hội An

Lễ Vu Lan chính là dịp để nhiều du khách đến và check in Hội An với những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc. Đặc biệt, vào đêm Lễ Vu Lan, khi đèn điện xung quanh các con phố được tắt, người dân và du khách sẽ tụ họp bên dòng sông Hoài cùng với hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng đủ màu sắc được cùng nhau thả xuống. Giữa thời khắc thiêng liêng đó, mỗi chiếc đèn thả xuống đều mang những lời cầu nguyện, mong ước cho gia đình và người thân được bình an, hạnh phúc. Hình ảnh những chiếc đèn trôi nhẹ nhàng trên mặt nước tạo thành một khung cảnh vừa yên bình, vừa rực rỡ của ánh lửa. Đêm thả đèn hoa đăng không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là khoảnh khắc để kết nối con người với truyền thống dân tộc và những giá trị tinh thần quý báu.

>> Xem thêm: Địa chỉ thả đèn hoa đăng cho du khách đến thăm Hội An

Bên cạnh những hoạt động chính, thì phố cổ Hội An còn có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn khác. Chợ đêm Hội An luôn luôn nhộn nhịp với những gian hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm và các món ăn đặc sản địa phương. Hay các chương trình biểu diễn nghệ thuật như nhạc cụ dân tộc, các vở kịch truyền thống mang đến những trải nghiệm văn hóa đặc sắc. Các trò chơi dân gian như bài chòi Hội An, kết hợp giữa nghệ thuật đối đáp và các quân bài tạo nên một loại hình nghệ thuật đặc sắc của phố cổ. Thêm nữa là trò chơi đập niêu đất, người chơi sẽ được bịt mắt sau đó dùng gậy để tìm và đập vỡ các niêu đất được treo trên cao mang lại nhiều tiếng cười vui nhộn cho những người tham gia. 

Đặc biệt, tại Đảo Ký Ức Hội An, nơi tổ chức những show diễn hoành tráng và được đầu tư với quy mô lớn. Không chỉ cuốn hút khán giả bởi sự dàn dựng công phu mà còn bởi nội dung sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa qua từng màn trình diễn về văn hóa và lịch sử Hội An. Đây chắc chắn là một dịp lý tưởng để bạn có thể check in cùng bố mẹ và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi đến với Hội An trong ngày lễ báo hiếu này.

Tất cả những hoạt động này sẽ giúp du khách có một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ và khám phá những nét văn hóa đặc trưng của Hội An trong dịp Lễ Vu Lan.

Trò chơi dân gian đặc sắc của phố cổ thu hút đông đảo du khách tham gia

Trò chơi dân gian đặc sắc của phố cổ thu hút đông đảo du khách tham gia

3.  Kết

Lễ Vu Lan chính là một ngày quan trọng để mỗi người nhìn lại bản thân, trân trọng những gì mình đang có và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Phải giữ cho mình tinh thần hiếu đạo, biết ơn và tôn trọng ông bà cha mẹ và các bậc tổ tiên. Trải nghiệm dịp lễ này, du khách không nên bỏ qua việc check in Hội An với những địa điểm đẹp mắt, những trò chơi truyền thống hay các hoạt động tâm linh, tín ngưỡng mang một giá trị quan trọng nơi đây. Những hoạt động này không chỉ giúp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà còn làm cho ngày Lễ Vu Lan trở thành một kỉ niệm đáng nhớ, khắc sâu trong lòng mỗi người về ý nghĩa của sự đoàn kết, lòng biết ơn và tình yêu thương gia đình. 

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

Rực rỡ đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 tại Đảo Ký Ức Hội An

Rực rỡ đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 tại Đảo Ký Ức Hội An

Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, là thời điểm lý tưởng để bạn và gia đình sum họp, cùng nhau chia sẻ niềm vui và đón chào một năm mới an khang thịnh vượng.
20 Th.1 2025 Du lịch Hội An
Địa điểm và lịch trình bắn pháo hoa âm lịch tại Quảng Nam 2025

Địa điểm và lịch trình bắn pháo hoa âm lịch tại Quảng Nam 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần và pháo hoa luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, mang đến bầu không khí náo nhiệt và niềm hân hoan chào đón năm mới. Năm nay, Quảng Nam sẽ tiếp tục làm say lòng người dân và du khách bằng những màn pháo hoa mãn nhãn tại các địa điểm nổi tiếng.
20 Th.1 2025 Du lịch Hội An
15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

Trong những năm gần đây, các quán bar ở Hội An đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dân địa phương và du khách khi đến với phố Hội.
19 Th.12 2024 Du lịch Hội An