Chùa Cầu - Cầu Lai Viễn: Chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc Nhật Bản giữa lòng Hội An

08 Th.7 2024 Du lịch Hội An Admin
Chùa Cầu, được biết đến với tên gọi Cầu Nhật Bản, là một cây cầu gỗ được xây dựng cách đây khoảng 400 năm bởi các thương nhân Nhật. Chùa Cầu là sự kết hợp kiến trúc độc đáo giữa cầu và chùa, tạo nên một công trình mang đầy tính lịch sử và cổ kính. Với những du khách đã có kinh nghiệm du lịch Hội An hay lần đầu tiên đặt chân đến đây thì chùa Cầu không chỉ là một điểm tham quan nổi tiếng mà còn là nơi chứa đựng lịch sử và văn hóa của Hội An. 

1. Chùa Cầu Hội An ở đâu? Lịch sử và kiến trúc của Chùa Cầu

Hình ảnh cổ kính của chùa Cầu ngày xưa

Hình ảnh cổ kính của chùa Cầu ngày xưa

Chùa Cầu nằm ở trung tâm Phố cổ Hội An, nối giữa phố Nguyễn Thị Minh Khai và phố Trần Phú, bắc ngang qua con lạch nhỏ chảy vào sông Hoài, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 

Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nơi đây là một thương cảng quốc tế sầm uất và chùa Cầu là ranh giới của khu mua bán giữa người Hoa và người Nhật Bản. Để thuận tiện cho việc giao thoa mua bán, những thương nhân Nhật Bản đang sinh sống tại đây đã xây dựng nên cây cầu và ngôi chùa nhỏ ở giữa cầu để cầu mong bình an, may mắn cho cư dân và thương dân. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt cho chiếc cầu này tên là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa “đón người từ phương xa đến”. Sau khi các thương nhân Nhật Bản rời khỏi Hội An vào đầu thế kỷ 18 do chính sách bế quan tỏa cảng, chùa Cầu vẫn được người dân địa phương duy trì và bảo tồn. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu đã trùng tu nhiều lần để có thể vững bền với thời gian. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và chùa Cầu cũng trở thành một di sản quan trọng tại đây.

Kiến trúc độc đáo của chùa Cầu là sự kết hợp các yếu tố văn hóa Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Cây cầu dài 18 mét, làm hoàn toàn bằng gỗ, che phủ toàn bộ cầu với mái ngói âm dương uốn cong như hình mui thuyền tạo nên vẻ đẹp truyền thống thời xưa. Các cột trụ và hoa văn trang trí với những chi tiết trạm trổ tinh xảo, nhưng trụ gỗ lớn và vững chắc tạo nên sự kiên cố cho cấu trúc để có thể chịu được tải trọng của người đi bộ và những thay đổi của môi trường qua nhiều thế kỷ. Ở lối vào từ phía tây người ta đặt hai tượng khỉ bằng đá tượng trưng cho năm Thân bắt đầu xây dựng cây cầu và hai tượng chó ở phía đông hoàn thành vào năm Tuất. Với kinh nghiệm du lịch Hội An thì màu vàng và đỏ không khó bắt gặp ở những dãy phố cổ kính và chùa Cầu cũng không ngoại lệ. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, trong khi màu vàng biểu trưng cho hoàng gia và sự cao quý.

Cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ

Cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ

2. Khám phá chùa Cầu Hội An - Biểu tượng kiến trúc Phố Hội

Giữa lòng phố cổ Hội An với những dãy hàng phố mang đậm chất liệu lịch sử, chùa Cầu nổi bật lên với công trình độc đáo kết hợp giữa các nền văn hóa Việt, Nhật và Trung Hoa. Không ai đến đây mà không một lần ghé đến chùa Cầu, nơi chứa đựng linh hồn của vùng đất này. Với kiến trúc cổ xưa, hoa văn tinh tế du khách đến đây không thể khỏi cảm thán trước vẻ đẹp lịch sử đầy sống động nơi đây. Chùa Cầu không chỉ là một địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách đến với Hội An mà còn là biểu tượng kiến trúc phố Hội, di sản văn hóa Việt Nam.

Nét đẹp cổ kính của chùa Cầu trong lòng phố cổ Hội An

Nét đẹp cổ kính của chùa Cầu trong lòng phố cổ Hội An

2.1 Chùa… nhưng không thờ Phật

Không giống với những ngôi chùa thông thường hay thờ Phật, mặc dù mang tên “chùa” nhưng chùa Cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ - vị thần hộ mệnh thiêng liêng trong Đạo giáo. Tin rằng vị thần có thể bảo vệ người dân khỏi tai ương, những trận lũ lụt kinh hoàng, mang đến một cuộc sống ấm no và thịnh vượng nên người dân ở đây rất tôn thờ và kính trọng. 

Tượng thần Bắc Đế Trấn Vũ thiêng liêng, nghiêm trang đứng ngay gian chính của chùa Cầu như trở thành một điểm tựa vững chắc cho người dân nơi đây. Không gian chùa luôn có người chăm sóc, lau chùi và thắp hương thường xuyên nhằm thể hiện lòng biết ơn và tôn thờ đối với sự che chở và phù hộ của thần. Vào các dịp lễ hội, người dân địa phương và nhiều du khách cùng nhau dâng hương, cầu nguyện và tham gia các nghi lễ truyền thống tạo nên một bầu không khí linh thiêng và đầy màu sắc văn hóa.

Tượng vị thần Bắc Đế Trần Vũ được thờ ở gian chính ngôi chùa 

Tượng vị thần Bắc Đế Trần Vũ được thờ ở gian chính ngôi chùa 

2.2 Cầu được xây theo phong cách Nhật Bản

Được xây dựng bởi những thương nhân Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16, chùa Cầu không thể thiếu đi phong cách kiến trúc Nhật Bản, thể hiện rõ nét qua từng chi tiết và cấu trúc của công trình. Mái ngói uốn cong che phủ toàn bộ cây cầu tương tự như những ngôi đền truyền thống được xây ở Nhật Bản. Cây cầu gỗ được thiết kế tỉ mỉ, chặt chẽ tạo nên sự độc đáo cho ngôi chùa. Với những họa tiết tinh xảo như hình rồng, phượng, hoa sen,... được khắc họa chi tiết sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ. Dưới cây cầu là những trụ đá được xây nên để làm nền móng cho cây cầu vững chắc. Theo thời gian và được trùng tu nhiều lần thì phong cách của Nhật Bản dần mai một và thay vào đó sự rõ nét của văn hóa Việt Nam.

Kiến trúc Nhật Bản còn sót lại bên trong Chùa Cầu

Kiến trúc Nhật Bản còn sót lại bên trong Chùa Cầu

Xem thêm: Bí ẩn kiến trúc độc đáo của phố cổ Hội An 

3. Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu nằm ở trung tâm khu phố cổ Hội An, rất dễ để có thể tìm thấy cây cầu. Khi đến khu vực phố cổ, bạn hãy tìm đường Trần Phú hoặc Nguyễn Thị Minh Khai, chùa nằm ngay giữa hai con đường này và gần sông Thu Bồn. Với kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn nên đi bộ để đến chùa sẽ tiện hơn vì cầu không cho phương tiện giao thông đi qua. Hoặc bạn có thể dùng xe đạp để linh hoạt hơn trong việc di chuyển sau đó có thể gửi xe ở ngoài và đi bộ vào bên trong. 

Thường thì du khách sẽ bắt đầu tham quan từ Đà Nẵng, có rất nhiều phương tiện để có thể di chuyển đến Hội An. Xe bus từ Đà Nẵng đến Hội An chạy đều đặn hằng ngày, sau khi đến bến xe bus bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để đến chùa Cầu. Khi đã có nhiều kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn cũng có thể thuê xe máy vì đường từ Đà Nẵng đến Hội An rất dễ đi, với khoảng cách 30km và có nhiều chỉ dẫn rõ ràng.

Xem thêm: Bí quyết cho lần đầu du lịch tự túc Hội An 

4. Thời điểm lý tưởng để ngắm Chùa Cầu đẹp nhất

Những thời điểm khác nhau sẽ hiện lên chùa Cầu với những vẻ đẹp khác nhau, mang nhiều cảm xúc riêng biệt. Buổi sáng khung giờ tham quan từ 9h00 - 11h00 bạn sẽ cảm nhận sự yên tĩnh, bình dị của khu phố cổ và những chi tiết chạm khắc nên ngôi chùa được hiện rõ dưới ánh nắng chiếu qua. Mái ngói đỏ và màu gỗ của cây cầu hòa huyện dưới mặt sông tạo nên bức tranh vừa sống động, vừa lặng yên để bạn có thể ngắm trọn vẻ đẹp linh thiêng của nó. Với khung giờ buổi chiều được mở từ 15h00 - 22h00, nếu bạn muốn nhìn ngắm những ánh đèn lung linh, sáng rực rỡ được thắp trên chùa Cầu và dạo quanh các con đường phố thì buổi tối chính là thời điểm đẹp nhất để bạn có thể chiêm ngưỡng hình ảnh đó. Không kém với sự cổ kính của chùa Cầu buổi sáng, dưới màn đêm tối tăm nổi bật lên cây cầu với đèn xung quanh tạo nên khung cảnh như một lễ hội đèn lồng. Sự thiêng liêng của ngôi chùa không bị lấn át đi mà còn nổi bật rõ lên giữa lòng trung tâm phố cổ sẽ khiến bạn không thể rời mắt và ấn tượng mãi trong tâm trí.

Hình ảnh chùa Cầu rực rỡ đặc sắc đến nao lòng vào ban đêm

Hình ảnh chùa Cầu rực rỡ đặc sắc đến nao lòng vào ban đêm

5. Những hoạt động vui chơi ở gần cầu Chùa Cầu - Hội An

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch Hội An và mới đặt chân đến đây lần đầu thì dưới đây là một số gợi ý những hoạt động vui chơi gần chùa Cầu để bạn có thể lập nên kế hoạch hoàn hảo cho chuyến đi của mình:

  • Tham quan phố cổ Hội An: Để đến chùa Cầu bạn sẽ phải đi vào trong trung tâm phố cổ Hội An, dạo quanh những con hẻm nhỏ, nhìn ngắm những ngôi nhà mang vẻ đẹp truyền thống cổ xưa và tấp nập các cửa hàng bày bán đồ thủ công mỹ nghệ.
  • Thả đèn hoa đăng: Bạn có thể chọn mua cho mình những chiếc đèn hoa đăng giấy và thả trên sông Hoài vào buổi tối để cầu may mắn và bình an.
  • Đi thuyền trên sông Thu Bồn: Để có thể nhìn ngắm cảnh đẹp hai bên sông và toàn cảnh nếp sống người dân địa phương ở đây.
  • Tham quan bảo tàng: Không chỉ có những ngôi nhà cổ mà ở đây còn có những nơi như Bảo tàng Lịch sử Văn hóa Hội An, Bảo tàng Gốm sứ Hội An để du khách đến đây có thể hiểu thêm về lịch sử, truyền thống và văn hóa nơi đây.  
  • Biểu diễn bài chòi Hội An: Bài chòi là một trò chơi dân gian mà đến nay Hội An vẫn giữ được sự thu hút của mình, thông qua những lá thẻ bài và người hô hát bài chòi những câu ca dao, tục ngữ, điệu lý câu hò tạo nên một buổi biểu diễn nghệ thuật mà khó nơi nào có thể tìm thấy.
  • Tham gia lớp học nấu ăn: ở Hội An có những món ăn truyền thống như cao lầu, mì quảng,... và bạn có thể học được cách chế biến với những lớp học nấu ăn ở đây.
  • Thưởng thức ẩm thực: Đến với Hội An bạn không thể không thử những món đặc sản như cao lầu, cơm gà Hội An, bánh mỳ, mì quảng và nước Mót rất dễ tìm thấy trên những đường phố xung quanh.

Xem thêm: Tận hưởng Hội An: Bí kíp du lịch "cực chất" không thể bỏ qua 

Đặc biệt nhất, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm lễ hội “Light to sky" diễn ra xuyên suốt mùa hè này từ ngày 01/06 đến 02/09 tại đảo Ký Ức Hội An - một quần thể du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa độc đáo. Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm thả đèn ước nguyện lên trời và chiêm ngưỡng những chương trình biểu diễn ánh sáng đầy màu sắc. Tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng sang chảnh tại Hoi An Memories Resort & Spa, một nơi nghỉ dưỡng với đầy ưu đãi miễn phí hấp dẫn gồm buffet sáng, tham quan công viên Ấn tượng Hội An, các tiện ích như hồ bơi, phòng gym, lớp yoga, và phương tiện di chuyển như shuttle bus, xe đạp,…với mức giá ưu đãi 1.500.000 VND áp dụng cho 2 khách trở lên trong 2 ngày 1 đêm.

Tổ chức hoạt động Bài Chòi tại trung tâm phố cổ Hội An

Tổ chức hoạt động Bài Chòi tại trung tâm phố cổ Hội An

Với kinh nghiệm du lịch Hội An không thể bỏ qua món ăn đặc sản cao lầu

Với kinh nghiệm du lịch Hội An không thể bỏ qua món ăn đặc sản cao lầu

Xem thêm: Bật mí bí kíp "ăn chơi" ở Hội An cực thú vị cùng Hoi An Memories Land 

Kết luận

Không du khách nào đến đây có thể cưỡng lại vẻ đẹp đầy tính lịch sử và đậm nét văn hóa của thành phố Hội An nói chung và chùa Cầu nói riêng. Chùa Cầu Hội An là một tác phẩm kiến trúc với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn hóa giữa Việt, Nhật và Trung không khó để trở thành một điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.   Với những lễ hội đặc biệt, những hoạt động hấp dẫn và các danh lam thắng cảnh, tham quan Hội An hứa hẹn là một chuyến du lịch hoàn hảo với gia đình và bạn bè trong mùa hè này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn tích lũy được cho mình kinh nghiệm du lịch Hội An để có thể tận hưởng được trọn vẹn chuyến du lịch của mình.

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hội An với trẻ nhỏ: Mọi điều cần biết để chuyến đi suôn sẻ

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hội An với trẻ nhỏ: Mọi điều cần biết để chuyến đi suôn sẻ

Du lịch cùng trẻ nhỏ luôn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và linh hoạt để đảm bảo chuyến đi trọn vẹn cho cả gia đình. Hội An, với vẻ đẹp cổ kính, yên bình và những hoạt động phong phú, là điểm đến lý tưởng cho những gia đình muốn cùng nhau trải nghiệm và khám phá.
19 Th.11 2024 Du lịch Hội An
5 điểm nổi bật thu hút du khách của Đảo Ký Ức Hội An

5 điểm nổi bật thu hút du khách của Đảo Ký Ức Hội An

Đảo Ký Ức Hội An - Hội An Memories Land không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là nơi du khách có thể khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của Hội An một cách trọn vẹn nhất.
18 Th.11 2024 Du lịch Hội An
Hội An: Thành phố tốt nhất cho freelancer

Hội An: Thành phố tốt nhất cho freelancer

Du lịch Hội An tự túc đã trở thành xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Nổi bật với vẻ đẹp thơ mộng và nền văn hóa phong phú Hội An còn là điểm đến lý tưởng cho các freelancer, được vinh danh là một trong những thành phố tốt nhất thu hút nhiều chuyên gia, người làm việc tự do từ khắp nơi trên thế giới.
18 Th.11 2024 Du lịch Hội An