Say đắm Bài chòi Hội An – Di sản văn hóa phi vật thể giữa lòng phố cổ

09 Th.7 2024 Du lịch Hội An Admin
Bài chòi Hội An là trò chơi mang đậm nét dân gian của người dân miền Trung VIệt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2017. Giữa không gian cổ kính của phố cổ Hội An, bài chòi được tái hiện như một buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam với những màn trình diễn đầy màu sắc và hấp dẫn. Du khách đến đây sẽ được chìm đắm vào những bài hát, những câu chuyện mang một thông điệp ý nghĩa riêng, phản ánh đời sống và hình ảnh của người dân miền Trung qua các thời kỳ lịch sử.

1. Khám phá Bài chòi Hội An: Di sản văn hóa độc đáo

Bài chòi được ví như một buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Bài chòi được ví như một buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Bài chòi không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca và sự tinh tế trong cách đối đáp. Nhắc đến sức hút của Phố cổ Hội An dường như không thể không nói đến bài chòi, một trải nghiệm hứa hẹn sẽ đem đến những giây phút giải trí thú vị và đặc trưng nơi đây. Du khách khi tham gia bài chòi không chỉ được tiếp cận với văn hóa truyền thống mà còn có cơ hội giao lưu, kết nối với người dân địa phương. Là một di sản văn hóa, niềm tự hào của người dân Hội An, bài chòi cần được lưu giữ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm phong phú thêm bức tranh du lịch của Hội An.

Xem thêm: Tìm hiểu thêm về lịch sử Phố cổ Hội An.

2. Bài chòi Hội An có nguồn gốc từ đâu?

Nguồn gốc của bài chòi vẫn chưa tìm được tài liệu nào xác định chính xác, chủ yếu được người dân truyền miệng về những câu chuyện dân gian. Vào đầu thế kỷ XVII, truyền thuyết về bài chòi được dựng lên khi người dân miền Trung thường bị thú dữ đe dọa, phá hoại mùa màng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Từ đó người dân đã dựng lên những chiếc chòi cao ở ven rừng như một trạm canh gác, họ sẽ đánh trống và hô to để xua đuổi thú dữ và báo hiệu cho người dân. Trong những lúc canh gác, để giữ cho sự tỉnh táo và giảm bớt canh giờ nhàm chán người dân bắt đầu hát hò và đối đáp giữa các chòi với nhau. Trong màn đêm tĩnh mịch, những điệu hát câu hò chính là cầu nối tinh thần giữa mọi người và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân. Theo thời gian, bài chòi đã được nâng tầm và trở thành một loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng và mang đầy tính dân gian.

Các biểu tượng đặc trưng độc đáo của mỗi quân bài  

Các biểu tượng đặc trưng độc đáo của mỗi quân bài  

3. Ai là người sáng tạo ra bài chòi Hội An?

Bên cạnh câu chuyện truyền thuyết, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng danh sĩ Đào Duy Từ (1572 - 1634) đã sáng tạo ra bài chòi được lấy cảm hứng từ mô hình chòi canh miền núi và trò chơi bài chòi từ miền Bắc. Sau đó, phát triển thành bài chòi với những nét đặc trưng riêng, kết hợp các yếu tố văn hóa địa phương, ngôn ngữ, phong tục và mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân miền Trung. Hiện nay, không còn nhiều nơi lưu giữ loại hình nghệ thuật bài chòi, nhưng Hội An là một số ít còn gìn giữ và phát huy nét văn hóa đặc sắc này. Không chỉ là trò chơi giải trí mà còn là buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam thu hút du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước đến với phố cổ Hội An.

4. Cách thức chơi Bài chòi: Luật chơi và nghệ thuật đối đáp

Người chơi ngồi trên những chiếc chòi được dựng sẵn xung quanh

Người chơi ngồi trên những chiếc chòi được dựng sẵn xung quanh

Để tham gia vào trò chơi bài chòi, du khách có thể mua những lá thẻ bài với giá mỗi thẻ là 20.000 vnđ thường sẽ được bắt đầu vào 19h tối các ngày trong tuần ở Vườn tượng An Hội, ngay bên bờ sông Hoài. Người chơi sẽ ngồi trong những chòi tre nhỏ được dựng thành vòng tròn hoặc hình chữ nhật. Mỗi người sẽ cầm một hoặc nhiều lá thẻ bài đã mua. Người gọi bài sẽ rút từng lá từ bộ bài và gọi tên bằng một câu hò. Người chơi sẽ lắng nghe và xem mình có lá bài đó không. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi có người thắng cuộc trùng khớp đủ 3 quân bài trên thẻ.

Nắm giữ nét đẹp của bài chòi chính là nghệ thuật đối đáp bằng những câu ca dao, tục ngữ và những bài vè giàu hình ảnh và ý nghĩa. Người chủ trò hay còn được gọi là anh Hiệu và chị Hiệu phải khéo léo sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những câu hát vừa ngắn gọn, dễ hiểu vừa mang tính hài hước, trào phúng và đầy tính nhân văn. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự linh hoạt trong cách diễn đạt, mà cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử và đời sống người dân. Nhờ có nghệ thuật đối đáp mà bài chòi luôn là di sản quý báu, một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

4.1 Cách chơi bài chòi xứ Quảng

Cách chơi bài chòi không khó, tương tự như chơi lô tô. Bắt đầu bằng một không khí tưng bừng, sôi động của tiếng trống để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Khi anh Hiệu và chị Hiệu hô lên câu hát mở màn trò chơi, sau đó họ sẽ giới thiệu các quân bài. Người chơi sẽ ngồi trên những chiếc chòi được xếp xung quanh và chọn cho mình 3 quân bài khác nhau từ bộ bài. Sau khi đã chọn xong thẻ bài, anh Hiệu hoặc chị Hiệu sẽ xóc ống thẻ để rút từng quân bài và tương ứng với mỗi tên sẽ là một câu đối đáp hay hò vè mang đậm nét văn hóa dân gian. Người chơi sẽ lắng nghe câu hát và kiểm tra với quân bài trên tay mình, nếu ai có quân bài trùng khớp được hô lên thì họ sẽ giơ tay để xác nhận. Mỗi lần như vậy, người chơi sẽ được một cây cờ đuôi nheo và trò chơi tiếp diễn cho đến khi có một chòi nhận đủ 3 cây cờ đuôi nheo. Người chơi chỉ cần hô to “tới” để báo hiệu rằng mình đã thắng và sau đó là hàng dài tiếng trống, tiếng hò reo vang lên tạo sự phấn khích và vui mừng cho người chiến thắng. Khi trò chơi kết thúc, phần thưởng cho người chiến thắng có thể là những món quà lưu niệm, bánh kẹo hoặc các vật có giá trị nhỏ.

4.2 Đặc điểm của bộ bài dùng để chơi bài chòi

Bộ bài chòi là một phần quan trọng không thể thiếu trong trò chơi. Một bộ bài gồm 33 lá được đặt tên như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm,...vẽ trên giấy và dán vào thẻ tre. Thẻ bài thường được làm từ tre hoặc gỗ có hình chữ nhật và phần tay cầm cho người chơi có thể dễ dàng thao tác. Trên mỗi thẻ tre là 3 quân bài khác nhau được in trên tờ giấy với những hoa văn riêng biệt. 

Bộ bài được chia làm ba pho:

  • Pho văn gồm: ông Ầm, bánh hai, ba bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu ghe, bảy liễu, tám kiểng, chín cu, chín gối.
  •  Pho vạn gồm: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất vung, bát bồng, cửu điều.
  • Pho sách gồm: Thái Tử, nhứt nọc, nhì nghèo, ba ga, tứ sách, năm dụm, sáu bưởng, bảy thưa, tám dừng, cửu chùa.

Thêm 3 lá lẻ là ông ầm đen, tứ cẳng đen và cửu điều đen nhưng được đánh dấu màu đỏ. 

Mỗi thẻ tre gồm 3 quân bài được dán lên bằng giấy 

Mỗi thẻ tre gồm 3 quân bài được dán lên bằng giấy 

4.3 Âm nhạc và lời ca: Linh hồn của Bài chòi Hội An

Làm nên sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật truyền thống bài chòi Hội An chính là âm nhạc và lời ca. Những câu hát phản ánh lên câu chuyện cuộc sống, chuyện tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình đến những bài học về đạo lý, cách sống. Khi người chơi và khán giả hòa mình vào không khí nhộn nhịp của tiếng trống và sự lôi cuốn của tiếng ca, họ không chỉ tham gia vào một trò chơi giải trí mà còn là trải nghiệm một phần của những giá trị văn hóa thiêng liêng. 

Chiều chiều vác cuốc đào lươn,

Bùn trơn, lươn trượt, người thương đâu rồi? (Ngũ trợt)

Còn đâu nay thiếp, mai chàng,

Ghe lui khỏi bến, dấu dầm nằm đây. (Sáu ghe) 

Những câu hát trong bài chòi sâu lắng, mộc mạc, đầy trữ tình khiến người nghe cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của các thông điệp cuộc sống. Khi ra về, họ không chỉ mang những kỷ niệm đẹp mà còn những bài học giá trị về văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

Hình ảnh anh Hiệu, chị Hiệu vang lên những câu hò, câu vè để điều khiển trò chơi

Hình ảnh anh Hiệu, chị Hiệu vang lên những câu hò, câu vè để điều khiển trò chơi

5. Bài chòi Hội An có ý nghĩa gì trong văn hóa dân gian Việt Nam?

Bài chòi ở Hội An không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là một phần của di sản văn hóa phi vật thể, mang đậm nét đặc trưng của vùng đất miền Trung. Trò chơi này thể hiện sự sáng tạo, khéo léo trong ngôn ngữ và âm nhạc dân gian, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đối với du khách, bài chòi là một trải nghiệm độc đáo, giúp họ hiểu hơn về đời sống văn hóa, tinh thần lạc quan và sự gắn kết cộng đồng của người dân nơi đây. Những đêm bài chòi ở Hội An là những đêm đầy tiếng cười, sự hào hứng và niềm vui, tạo nên một kỷ niệm khó quên cho cả người chơi và khán giả. Trò chơi này không chỉ thu hút người lớn mà còn là một cơ hội tuyệt vời để thế hệ trẻ tiếp xúc, học hỏi và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

Bài chòi thu hút du khách không chỉ trong mà ngoài nước đến với phố cổ Hội An

Bài chòi thu hút du khách không chỉ trong mà ngoài nước đến với phố cổ Hội An

6. Loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật khác ở Việt Nam: Hành trình khám phá những thanh âm và sắc màu độc đáo 

Việt Nam là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và nghệ thuật, với nhiều loại hình biểu diễn độc đáo và phong phú. Từ các tiết mục nhạc dân gian đến những vở kịch đậm chất lịch sử, mang nét đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. 

  • Ca Trù - nghệ thuật dân gian miền Bắc và Bắc Trung Bộ: mang âm hưởng sang trọng, thanh tao, lời ca trau chuốt, đòi hỏi người nghệ sĩ có kiến thức sâu rộng về văn hóa và thi ca.
  • Đờn ca tài tử - nghệ thuật dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long: sử dụng các nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn kìm, đàn bầu tạo nên giai điệu du dương, ca từ mộc mạc phản ánh đời sống sinh hoạt, lao động của người dân.
  • Múa rối nước: sân khấu là một hồ nước, các con rối thể hiện những nhân vật của truyện cổ tích, dân gian di chuyển trên mặt nước tạo nên buổi biểu diễn nghệ thuật đầy sinh động và hấp dẫn.

Một trong những chương trình biểu diễn văn hóa nghệ Việt Nam nổi bật mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hội An chính là show diễn “Ký ức Hội An”. Là những màn trình diễn kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và điệu nhảy truyền thống được biểu diễn ngoài trời với khung cảnh trang hoàng. Chương trình tái hiện lại lịch sử và văn hóa của phố cổ Hội An từ xưa đến nay. Với sự đầu tư chỉnh chu từ nghệ sĩ đến câu chuyện sau mỗi màn trình diễn, show diễn “Ký ức Hội An” chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm chưa từng cho du khách khi đến đây. Không chỉ được thưởng thức những màn trình diễn mãn nhãn, đặc sắc đưa người xem trở về với quá khứ Hội An mà còn cảm nhận được tâm hồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Văn hóa Việt Nam qua 8 loại hình biểu diễn: Trải nghiệm độc đáo và đầy cảm xúc 

Nghệ thuật truyền thống múa rối nước Việt Nam đặc sắc

Nghệ thuật truyền thống múa rối nước Việt Nam đặc sắc

Kết luận:

Qua bao thế hệ, bao câu chuyện lịch sử, bài chòi vẫn gìn giữ được nét đẹp truyền thống và sức sống mãnh liệt, trở thành một phần không thể thiếu của phố cổ Hội An. Giữa không gian cổ kính, lịch sử của Hội An, bài chòi trở thành buổi biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam vang lên không khí vui tươi, sôi động, mang đến sự hào hùng và bản sắc độc đáo của dân tộc. Qua đó, giúp du khách hiểu thêm về lịch sử và truyền thống của đất nước và là cơ hội để hòa mình vào những thanh âm và sắc màu độc đáo, cảm nhận sự phong phú và sâu sắc của nền văn hóa Việt Nam.

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hội An với trẻ nhỏ: Mọi điều cần biết để chuyến đi suôn sẻ

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hội An với trẻ nhỏ: Mọi điều cần biết để chuyến đi suôn sẻ

Du lịch cùng trẻ nhỏ luôn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và linh hoạt để đảm bảo chuyến đi trọn vẹn cho cả gia đình. Hội An, với vẻ đẹp cổ kính, yên bình và những hoạt động phong phú, là điểm đến lý tưởng cho những gia đình muốn cùng nhau trải nghiệm và khám phá.
19 Th.11 2024 Du lịch Hội An
5 điểm nổi bật thu hút du khách của Đảo Ký Ức Hội An

5 điểm nổi bật thu hút du khách của Đảo Ký Ức Hội An

Đảo Ký Ức Hội An - Hội An Memories Land không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là nơi du khách có thể khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của Hội An một cách trọn vẹn nhất.
18 Th.11 2024 Du lịch Hội An
Hội An: Thành phố tốt nhất cho freelancer

Hội An: Thành phố tốt nhất cho freelancer

Du lịch Hội An tự túc đã trở thành xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Nổi bật với vẻ đẹp thơ mộng và nền văn hóa phong phú Hội An còn là điểm đến lý tưởng cho các freelancer, được vinh danh là một trong những thành phố tốt nhất thu hút nhiều chuyên gia, người làm việc tự do từ khắp nơi trên thế giới.
18 Th.11 2024 Du lịch Hội An