Top 5 lễ hội mùa xuân ở Hội An có gì đặc biệt?

02 Th.1 2024 Blog Admin
Vào những ngày đầu năm ở Hội An, khắp nẻo đường, ánh đèn lồng và màu sắc rực rỡ báo hiệu rằng mùa xuân đang đến, mang theo những lễ hội tuyệt vời. Hãy cùng Hoi An Memories Land khám phá top 5 lễ hội mùa xuân ở Hội An có gì đặc biệt, nơi những nét văn hóa truyền thống hòa cùng không khí lễ hội sôi động.

1. Giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng (mùng 6 Tết)

Lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng tại Hội An là một trong những sự kiện nổi bật nhất dịp tết. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân địa phương tôn vinh tổ tiên mộc nghệ, và cũng cơ hội để du khách khám phá và thả mình vào không gian văn hóa độc đáo của làng nghề truyền thống Kim Bồng.

Nguồn gốc - Ý nghĩa

Làng mộc Kim Bồng được thành lập vào thế kỉ 17, nhờ sự khai phá của bốn tướng sĩ thời vua Lê Lợi. Và đến nay, làng nghề đã phát triển ngành mộc mạnh mẽ và tạo ra nhiều sản phẩm chạm khắc nổi tiếng tại phố cổ.

Lễ giỗ tổ được tổ chức để tôn thờ và tưởng nhớ công đức của bốn vị tướng sĩ đã khắc phục mọi khó khăn để xây dựng lên ngôi làng mộc trù phú ngày nay. Đồng thời, đây cũng là dịp để các bậc lão thành của làng truyền đạt nghề mộc cho thế hệ trẻ.

Giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng
Giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng

Khám phá các hoạt động tại lễ giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng ở Hội An có gì đặc biệt

  • Phần lễ giỗ tổ nghề: Lễ được diễn ra vào 7h sáng. Bô lão có tay nghề mộc cao, được nhiều người dân kính trọng sẽ thực hiện lễ tế thần linh, dâng đồ cúng, ban phát lộc. Người dân và du khách cũng có thể tham gia cúng bái để cầu nguyện sức khỏe và tài lộc.
  • Trình diễn nghề thủ công truyền thống: Sự kiện được diễn ra tại đình Tiền Hiền với nhiều hoạt động đặc sắc. Nghệ nhân và bậc lão làng Kim Bồng trình diễn những nghệ thuật thủ công truyền thống như chạm khắc, đóng sửa tàu thuyền, dệt chiếu, đan thúng, mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về nét văn hóa truyền thống.
  • Trải nghiệm nghề mộc: Du khách tham gia lễ hội có cơ hội tự tay trải nghiệm nghề mộc tại làng Kim Bồng. Dưới sự hướng dẫn tận tình của người dân địa phương, du khách có thể thực hiện các sản phẩm đồ mộc đơn giản, đồng thời hiểu rõ hơn về văn hóa và nghề truyền thống của người dân nơi đây.
  • Trò chơi dân gian: Người dân địa phương và du khách tham gia có thể tham gia vào các trò chơi dân gian sôi động như bài chòi, bịt mắt đập niêu, cờ người, nhảy sạp, chơi ô ăn quan. Những hoạt động này không chỉ giúp tạo nên không khí vui tươi mà còn thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng cũng như giúp du khách tìm hiểu văn hóa truyền thống ở Hội An.
  • Thưởng thức ẩm thực đặc sắc: Lễ hội Kim Bồng là dịp để thưởng thức ẩm thực độc đáo của Hội An. Các bà mẹ, chị em trong trang phục truyền thống sẽ chế biến những món ăn đặc sản như mì Quảng, cao lầu, chè bắp, sắn đập, mang đến trải nghiệm ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc cho du khách.
Du khách tham gia lễ hội có cơ hội tự tay trải nghiệm nghề mộc tại làng Kim Bồng
Du khách tham gia lễ hội có cơ hội tự tay trải nghiệm nghề mộc tại làng Kim Bồng

2. Lễ hội Cầu bông làng rau Trà Quế (mùng 7 Tết)

Nguồn gốc - Ý nghĩa Lễ hội Cầu bông làng rau Trà Quế Hội An có gì đặc biệt

Lễ hội Cầu Bông tại làng rau Trà Quế, diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng âm lịch, là một trong những sự kiện truyền thống độc đáo và lâu dài tại Hội An. Với hơn 500 năm lịch sử, lễ hội này là dịp để cư dân thể hiện lòng tri ân và tôn vinh thần nông. Người dân khấn lễ cầu mong cho một mùa màng thịnh vượng, cây cỏ xanh tốt, và sự an lành cho cộng đồng trong năm mới.

Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội

Sáng sớm, tại đình làng, bà con nông dân đã cùng nhau chuẩn bị lễ vật để cúng đất trời, cầu thần nông phù hộ.

Ngoài phần lễ truyền thống, lễ hội Cầu Bông còn có phần hội hết sức sôi động và đa dạng. Từ thi vớt rong, làm đất, gieo trồng, đến thi ẩm thực với việc chế biến món tôm hữu - một đặc sản của làng rau Trà Quế, mọi người đều tham gia tích cực. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho cộng đồng mà còn thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Cầu bông làng rau Trà Quế
Lễ hội Cầu bông làng rau Trà Quế

Danh xưng Trà Quế ngày càng nổi tiếng, và làng rau đã trở thành điểm đến du lịch lý tưởng khi ghé thăm phố cổ Hội An. Việc sử dụng rong từ sông Đế Võng để bón cho cây rau đã góp phần tạo nên thương hiệu rau sạch nổi tiếng và làm cho làng Trà Quế trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua. Khi đến thăm, du khách sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của cánh đồng rau xanh tươi và trải nghiệm những hoạt động hấp dẫn.

>>> Xem thêm: Khám phá 15 điều thú vị tại Hội An

3. Lễ hội Tết Nguyên tiêu (14-16 âm lịch)

Nguồn gốc - Ý nghĩa

Lễ hội Tết Nguyên tiêu tại Hội An, diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch, là một trong những sự kiện đặc sắc thu hút đông đảo du khách và cộng đồng địa phương. Sự kiện nghi lễ chính thức diễn ra vào ngày 16 âm lịch tại các đền, chùa như chùa Ông, chùa Cầu, đình Sơn Phòng và đình Cẩm Phô. Du khách sẽ có cơ hội tham gia lễ hội hoa đăng tại trung tâm phố cổ Hội An.

Tết Nguyên tiêu ở Hội An không chỉ là dịp để cư dân thể hiện lòng tri ân và tôn vinh thần nông, mà còn là lễ hội mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Người dân từ lâu đã tổ chức cúng tế, giải hạn, cầu an và trang hoàng nhà cửa để chào đón một năm mới thịnh vượng. Lễ hội này còn là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc hiền triết, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tết nguyên tiêu ở Hội An có gì đặc biệt
Tết nguyên tiêu ở Hội An có gì đặc biệt

Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch:

  • Diễn ra các hoạt động đêm tại phố cổ, đêm thơ Nguyên tiêu mang lại trải nghiệm văn hóa đặc biệt cho du khách.
  • Sự kiện tắt đèn, thả nến và đèn lồng tạo nên không gian huyền bí và lãng mạn.

Ngày 16 tháng Giêng âm lịch:

  • Lễ Nguyên tiêu tại các đền, chùa và đình với các hoạt động tín ngưỡng, tế thần linh, lễ tống Long Chu.
  • Các trò chơi dân gian và hoạt động cộng đồng tại sân công viên Kazik và đình Cẩm Phô.
  • Lễ cúng Thần Nông tại thôn Thanh Nam Đông để cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

4. Lễ hội bắp nếp Cẩm Nam (15&16 âm lịch)

Nguồn gốc - Ý nghĩa

Lễ hội bắp nếp Cẩm Nam là một trong những sự kiện truyền thống quan trọng, diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm ở Hội An. Lễ hội bắp nếp không chỉ là dịp để người dân tri ân và tưởng nhớ tổ nghề, mà còn là nghi lễ cầu mong cho mùa màng thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc của cộng đồng.

Tại lễ chính, các bô lão trong làng cùng nhau chủ trì nghi lễ nghinh tổ Thần Nông và tế lễ cổ truyền, gửi lời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mang lại mùa màng tươi tốt. Làng Cẩm Nam, với cảnh đồng bắp nếp ngọt, thơm, mềm mại, là điểm đặc sắc thu hút người dân và du khách.

Lễ hội bắp nếp Cẩm Nam
Lễ hội bắp nếp Cẩm Nam

Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội

Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam là cơ hội để người dân và du khách thưởng thức tài năng chế biến của các đầu bếp nổi tiếng trong làng, biến những hạt bắp thành những món ăn thơm ngon và độc đáo. Du khách còn được tham gia vào quá trình chế biến các món ăn từ bắp như bắp luộc, bắp xào, bắp nướng, chả bắp, tận hưởng hương vị dân dã và tinh tế.

Món bắp nướng với "bí quyết" riêng của người dân Cẩm Nam chắc chắn sẽ làm say đắm mọi vị giác. Ngày hội cũng mở ra không gian trưng bày các sản phẩm đa dạng chế biến từ bắp, tạo nên một quần thể sôi động và đầy màu sắc.

Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động thú vị như biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, tìm hiểu quá trình trồng trọt và chăm sóc cây bắp. Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam không chỉ tôn vinh văn hóa truyền thống mà còn tạo nên giá trị du lịch độc đáo, thu hút du khách đến với Hội An và khám phá vẻ đẹp văn hóa của địa phương.

5. Lễ hội hoa đăng Hội An

Nguồn gốc - Ý nghĩa

Lễ hội hoa đăng Hội An diễn ra vào ngày 14 và 15 của mỗi tháng âm lịch. Bắt nguồn từ truyền thống của người Hoa tại Hội An, lễ hội này đã trở thành biểu tượng của sự đa dạng và sáng tạo, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương.

Lễ hội hoa đăng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và là cơ hội để mọi người thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên. Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài là một hình thức cầu mong về tài lộc, sức khỏe và bình an.

Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội

Lễ hội hoa đăng Hội An thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách với các hoạt động như: Lễ thả hoa đăng, biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian đa dạng vui nhộn.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đến những tiết mục múa, hát, và âm nhạc truyền thống, tạo nên không khí sôi động cho lễ hội. Du khách có thể tham gia các hoạt động như vẽ tranh, làm lồng đèn, và chụp hình để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời giữa không gian lung linh của phố cổ.

Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội hoa đăng ở Hội An
Khám phá các hoạt động thú vị tại lễ hội hoa đăng ở Hội An

Khám phá show diễn thực cảnh Ký Ức Hội An ấn tượng

Ký Ức Hội An là show diễn thực cảnh nổi tiếng nằm ở Đảo Ký Ức Hội An. Có thể nói, show diễn chính là biểu tượng của Hội An. Show diễn chính thức ra mắt công chúng vào ngày 18/03/2018. Sau hơn 5 năm, Ký Ức Hội An đã “chiều lòng” hơn 1.000.000 lượt khán giả.

Ký Ức Hội An được tổ chức Guinness Việt Nam ghi nhận kỷ lục là chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên đông nhất (500 diễn viên) và kỷ lục sân khấu biểu diễn ngoài trời lớn nhất (25.000m2)

Ký Ức Hội An, với ý tưởng sáng tạo lấy tà áo dài làm ngôn ngữ chính đã tái hiện thành công bức tranh sống động về phố cổ Hội An trong suốt chiều dài hơn 400 năm lịch sử . Với 5 màn: Sinh Mệnh, Đám Cưới, Đèn và Biển, Hội Nhập và Áo Dài, show diễn đã mang đến những màn trình diễn đong đầy cảm xúc. Từ Hội An những ngày khai hoang lập ấp đến sự sầm uất của cảng Faifo hay đám cưới đầy xa hoa công chúa Huyền Trân đều để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.

>>> Xem thêm: Tìm về thương cảng Faifo sầm uất trong Ký Ức Hội An Show

Khám phá show diễn thực cảnh Ký Ức Hội An có gì đặc biệt
Khám phá show diễn thực cảnh Ký Ức Hội An có gì đặc biệt

Kết luận

Những lễ hội mùa xuân ở Hội An không chỉ là cơ hội để du khách khám phá những nét đẹp truyền thống của vùng đất cổ kính này mà còn là dịp để tận hưởng không khí sôi động của những ngày đầu năm mới. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa dân gian và không gian phố cổ quen thuộc, những lễ hội này mang đến trải nghiệm đặc biệt và khó quên cho du khách khi đến với Hội An. Và đừng quên ghé xem show diễn thực cảnh Hội An có gì đặc biệt nhé!

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

Rực rỡ đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 tại Đảo Ký Ức Hội An

Rực rỡ đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 tại Đảo Ký Ức Hội An

Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, là thời điểm lý tưởng để bạn và gia đình sum họp, cùng nhau chia sẻ niềm vui và đón chào một năm mới an khang thịnh vượng.
20 Th.1 2025 Du lịch Hội An
Địa điểm và lịch trình bắn pháo hoa âm lịch tại Quảng Nam 2025

Địa điểm và lịch trình bắn pháo hoa âm lịch tại Quảng Nam 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần và pháo hoa luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, mang đến bầu không khí náo nhiệt và niềm hân hoan chào đón năm mới. Năm nay, Quảng Nam sẽ tiếp tục làm say lòng người dân và du khách bằng những màn pháo hoa mãn nhãn tại các địa điểm nổi tiếng.
20 Th.1 2025 Du lịch Hội An
15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

Trong những năm gần đây, các quán bar ở Hội An đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dân địa phương và du khách khi đến với phố Hội.
19 Th.12 2024 Du lịch Hội An