Nằm cách 30km về phía Nam thành phố Đà Nẵng chính là khu đô thị Hội An lặng lẽ và thanh bình, nơi những người con đất Quảng vẫn chăm chỉ lao động và gìn giữ nét văn hóa truyền thống. Dù hiện tại sở hữu vẻ đẹp bình yên, nhưng ít người biết rằng vùng đất này đã phải trải qua bao giai đoạn thăng trầm lịch sử đầy biến động để phát triển thành một thành phố sầm uất như ngày nay. Trên con thuyền quay ngược dòng thời gian, ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi “Hội An có gì đặc biệt”, đó chính là những dấu ấn lịch sử của phố Hội được gìn giữ vẹn nguyên qua bao thăng trầm của thời gian.
Bức tranh lịch sử Hội An có gì đặc biệt mà khiến mảnh đất này trở thành “viên ngọc sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam? Trước khi được ra đời với cái tên “Hội An”, mảnh đất này ẩn giấu một thời kỳ lịch sử lâu đời với 2 nền văn hóa lớn là Sa Huỳnh và Chăm Pa. Văn hóa Sa Huỳnh, một nền văn hóa độc đáo với những di tích đầu tiên được phát hiện tại Quảng Ngãi bởi các nhà khảo cổ Pháp, đang dần hé lộ những bí ẩn về lịch sử lâu đời của vùng đất này. Một trong những minh chứng lịch sử nổi bật chính là sự xuất hiện của hơn 50 địa điểm được cho là di tích của nền văn hóa Sa Huỳnh tập trung tại những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ, đại diện cho sự phát triển giao thương rực rỡ một thời tại nơi đây.
Hành trình lịch sử khắc họa nên Hội An có gì đặc biệt?
Sau văn hóa Sa Huỳnh, từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, vương quốc Chăm Pa đã phát triển mạnh mẽ, thống trị một dải đất rộng lớn dọc theo miền Trung Việt Nam với hàng loạt các điện thờ Hindu được xây dựng. Sự phồn vinh của cảng biển Đại Chiêm ở giai đoạn này chính là tiền đề cho sự phát triển của Hội An dưới thời Đại Việt.
Xem thêm: 1001 Điều bạn có thể chưa biết về Phố cổ Hội An.
Cuối thế kỷ 16, Hội An nằm dưới sự đô hộ của nhà Lê. Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê và vùng Đông Kinh thuộc về họ nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim muốn giành lại quyền thống trị cho nhà Lê nhưng vẫn chưa thành công. Đến khi ông qua đời, người con thứ là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến lui về vùng Thuận Hóa và trấn thủ Quảng Nam.
Cùng với người con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, ông ra sức xây dựng và phát triển kinh tế Đàng Trong mạnh mẽ nhờ vào việc mở rộng giao thương buôn bán, Hội An lúc bấy giờ đã trở thành thương cảng sầm uất nhất khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu nổi bật có thể kể đến như Hội An đã trở nên nơi giao thương của các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và thuyền buôn phương Tây đến từ Hà Lan.
Đến thời điểm hiện tại, trải qua bao thăng trầm lịch sử, phố Hội vẫn tiếp tục là biểu tượng giao lưu văn hóa của Việt Nam. Đến năm 1999, UNESCO đã công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới, ghi nhận tầm quan trọng và giá trị to lớn mà vùng đất này đem lại.
Phố cổ Hội An từ lâu đã trở thành một điểm đến du lịch thu hút những du khách trong và ngoài nước. Vậy Hội An có gì đặc biệt? Nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thanh bình của cảnh quan thiên nhiên, một nét đẹp đầy bí ẩn và quyến rũ được ẩn chứa qua từng kiến trúc ngôi nhà, qua những phong tục văn hóa truyền thống và những màn biểu diễn nghệ thuật đầy sống động. Tất cả những điều này có gì mà đã “hớp hồn” những ai có dịp đặt chân đến nơi này, cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Đi dọc theo những đường phố nhỏ hẹp tại phố cổ Hội An, du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước vẻ đẹp bình dị và cổ kính với những ngôi nhà vàng phủ đầy rêu phong và mái ngói đỏ cong cong. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng ẩn chứa bên trong đó chính là sự giao thoa văn hóa độc đáo giữa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc, dựng xây nên bức tranh kiến trúc đầy đặc sắc.
Kiểu nhà phổ biến được xây dựng thường là nhà một hoặc hai tầng lầu với chiều ngang hẹp và chiều sâu dài, tạo nên một kiểu nhà ống đặc trưng. Những vật liệu xây dựng thường làm từ gạch nung và gỗ giúp tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt đầy nắng và gió.
Những ngôi nhà tại Hội An tạo cảm giác cho du khách như lạc vào thế giới khác
Sự sáng tạo và kỹ thuật thi công cao của những người thợ xây dựng thủ công xứ Quảng là yếu tố chính tạo nên biểu tượng kiến trúc đặc trưng - mái ngói âm dương. Với thiết kế lớp ngói âm lợp theo chiều ngang, úp xuống và lớp ngói dương theo chiều dọc chồng lên nhau tạo ra khả năng chống thấm nước hiệu quả với thời tiết mưa gió thất thường tại miền Trung. Ngoài ra, kỹ thuật thiết kế này còn mang giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời của đất nước ta.
Văn hóa Hội An có gì đặc biệt mà lại khiến nhiều du khách phải đắm say và thích thú, thậm chí phải trở lại vùng đất này nhiều lần? Một bức tranh văn hóa đa sắc màu chính là những từ ngữ tóm gọn lại những nét đặc sắc chỉ nơi đây mới có, chẳng hạn như:
Những lễ hội đặc sắc chính là sức hấp dẫn khó cưỡng của Hội An đối với những du khách tò mò và thích trải nghiệm truyền thống văn hóa. Vào tháng 8 âm lịch hàng năm, mảnh đất phố cổ lại khoác lên mình những tấm áo sặc sỡ từ hàng ngàn chiếc đèn lồng lung linh dọc theo bờ sông Hoài. Đây là cơ hội để người dân có dịp cầu mong một cuộc sống bình an và chiêm ngưỡng bức tranh huyền ảo như trong mơ tại Lễ Hội Đèn Lồng. Ngoài ra, tại đây còn rất nhiều sự kiện được tổ chức qua từng thời điểm trong năm.
Câu trả lời cho Hội An có gì đặc biệt là vẻ đẹp đầy sắc màu của khu phố đèn lồng
Khi đến với Hội An, điểm thu hút du khách không chỉ là thiết kế kiến trúc hay đơn giản là hành trình khám phá và trải nghiệm. Thế thì Hội An có gì đặc biệt quyến rũ du khách? Chính nền ẩm thực phong phú từ những món ăn dân dã đã tạo ra hương vị đặc trưng khó quên giữ chân những thực khách từ phương xa đến trải nghiệm.
Xem thêm: Các loại đặc sản Hội An gây thương nhớ với du khách.
Món Cao Lầu làm thực khách đắm say chỉ từ lần nếm thử đầu tiên
Linh hồn của ẩm thực Hội An chính là Cao Lầu, là biểu tượng cho đặc sản địa phương tại Hội An chỉ với những nguyên liệu quen thuộc như thịt heo, nước dùng đậm đà được ninh từ xương. Món ăn này tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng cho bất cứ ai nếm thử ngay từ lần đầu tiên. Ngoài ra, phố cổ còn rất nhiều những món ăn đặc sản khác như Bánh mì Phượng hay Cơm gà Bà Buội, chắc chắn là những món khiến những con người “sành ăn” phải đắm say ngất ngây.
>>> Xem thêm: Vẻ đẹp lung linh huyền ảo chỉ có tại Hội An về đêm
Hội An từ lâu đã được biết đến như một “vùng đất nghệ thuật”, là “cái nôi của văn hóa nghệ thuật Việt Nam” với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến. Nơi đây như một bức tranh cổ xưa lưu giữ vẹn nguyên những thăng trầm lịch sử của thời gian, khơi gợi lại biết bao nguồn cảm hứng bất tận cho những người yêu thích đất nước hình chữ S. Tuy nhiên, để thực sự khám phá hết nền nghệ thuật phong phú của mảnh đất phố cổ này, du khách cần hy sinh thời gian và công sức để tìm hiểu tường tận.
Show Ký Ức Hội An đem đến màn trình diễn mãn nhãn nhất mọi thời đại
Thật may mắn, ngay tại giữa lòng phố cổ, Ký Ức Hội An - một chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh được dàn dựng công phu và hoành tráng để tái hiện lịch sử, đời sống của người dân phố cổ qua từng thời kỳ phát triển. Chương trình Ký Ức Hội An có gì đặc biệt đến vậy? Đây là sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống ánh sáng hiện đại cùng không gian sân khấu rộng đến 25.000m2, với khung cảnh sông nước và những ngôi nhà cổ kính, đã tạo nên một màn trình diễn mãn nhãn và đầy cảm xúc.
Xem thêm: Kinh nghiệm khi xem show “Ký Ức Hội An”
Chuyến du hành “xuyên không” vỏn vẹn 60 phút đưa du khách trở về từng thời kỳ lịch sử huy hoàng, bắt đầu từ thuở khai sinh lập địa cho đến thời kỳ sầm uất nhất của xứ cảng Faifo. Đây nhất định là show diễn bạn không thể bỏ qua khi đến Hội An với 5 tiết mục trình diễn vô cùng hoành tráng, bao gồm:
Hội An, nơi phố cổ tựa như bức tranh thủy mặc được vẽ lên bởi bàn tay kiệt tác của tạo hóa, với những vẻ đẹp hấp dẫn khiến du khách không thể nào cưỡng lại được. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần biết để giải đáp được câu hỏi Hội An có gì đặc biệt.
Gọi vào hotline: 1900 63 66 00
Nhấn phím 1 để gặp phòng vé
Nhấn phím 2 để gặp CSKH
Bình luận