Từ Bắc chí Nam: 10 Show diễn, lễ hội đa sắc màu của Việt Nam

24 Th.6 2024 Du lịch Hội An Admin
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, Việt Nam đã xây dựng cho riêng mình một nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Từ những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tất cả đều góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng độc đáo và ấn tượng. Trong đó, nghệ thuật sân khấu và các lễ hội hằng năm là một trong những hình thức thể hiện văn hóa đặc sắc nhất của Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghệ thuật sân khấu đã không ngừng phát triển, ngày càng phong phú và đa dạng về thể loại, hình thức biểu diễn. Nếu bạn cũng là người yêu thích các chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng như những lễ hội đặc sắc thì hãy cùng Hoi An Memories Land điểm tên 10 show diễn đa sắc màu từ Bắc chí Nam trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ký Ức Hội An (Hội An, Quảng Nam)

Khi nói về show diễn Việt Nam đặc sắc và nổi tiếng không thể không nhắc đến show Ký Ức Hội An - chương trình thực cảnh được ví như một bản hòa ca sống động về lịch sử, văn hóa và con người nơi phố cổ. Màn trình diễn mở ra cánh cửa thời gian, đưa ta du hành qua từng giai đoạn phát triển rực rỡ của Hội An, từ thuở hồng hoang sơ khai đến hiện tại phồn hoa đô hội.

Ký Ức Hội An không chỉ đơn thuần là một chương trình biểu diễn nghệ thuật, mà còn là một hành trình ngược dòng thời gian, đưa du khách trở về với những trang sử vàng son của phố cổ Hội An. Mỗi tiết mục trong chương trình đều là một bức tranh sinh động, tái hiện những khoảnh khắc lịch sử, văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Không những thế Ký Ức Hội An còn chinh phục du khách bởi sự đầu tư hoành tráng về sân khấu, âm thanh và ánh sáng. Sân khấu rộng 25.000m2 cùng hệ thống ánh sáng hiện đại, kết hợp cùng âm nhạc da diết, tạo nên hiệu ứng thị giác vô cùng mãn nhãn. Gần 500 diễn viên chuyên nghiệp, với những màn múa điêu luyện, những trang phục lộng lẫy, đã thổi hồn vào từng câu chuyện, đưa du khách sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.


Show Ký Ức Hội An gây mãn nhãn bởi sân khấu hoành tráng

Năm màn diễn như năm bức tranh sinh động, vẽ nên hành trình đầy thăng trầm của Hội An:

  • Sinh Mệnh: Như một dòng chảy bắt nguồn từ con suối nhỏ, lịch sử Hội An cũng có khởi đầu của riêng mình. Màn Sinh Mệnh trong Ký Ức Hội An chính là nguồn suối nhỏ cho cho dòng chảy lịch sử của mảnh đất phố cổ này. Sinh Mệnh mở ra bức màn lịch sử, đưa ta về với thuở hồng hoang, khi những con người đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này của hơn 400 năm về trước.
  • Đám cưới: Tái hiện nghi thức thiêng liêng trong đám cưới Huyền Trân công chúa - sự kiện đánh dấu mối quan hệ hòa hiếu giữa hai vương quốc Chăm Pa - Việt. Bên cạnh những màn trình diễn lộng lẫy, Đám Cưới còn là màn diễn tỏ lòng biết ơn và trân trọng những gì công chúa Huyền Trân đã hy sinh cho dân tộc. Bởi nhờ sự kết duyên này mà hai miền Châu Ô, Châu Lý đã về với đất Đại Việt, để con dân nhà Trần có nơi khai phá, có chốn an sinh. Có thể nói, sự hy sinh vĩ đại của Huyền Trân công chúa đã mang đến những vùng đất rộng lớn, góp phần tạo nên một cuộc sống thanh bình cho hàng vạn người Đại Việt lúc bấy giờ. 
  • Đèn và biển: Kể về câu chuyện tình yêu cảm động giữa đôi trai tài gái sắc. Chàng là nam nhi, chí tung hoành bốn bể, vì xây dựng sự nghiệp, quê hương mà cưỡi sóng ngoài khơi không thấy ngày về. Nàng là một thiếu nữ lòng dạ sắt son, ngày ngày ngóng chờ người về để kết duyên cho trọn nghĩa kim bằng. Cuối cùng, sau bao ngày chờ đợi, đôi lứa đã được gặp nhau và họ đã trao nhau ánh mắt tình si dưới ánh đèn hoa đăng lung linh.
  • Hội Nhập: Vẽ lại một Hội An sầm uất, tấp nập với những thương nhân từ khắp nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha,... tụ hội, trao đổi hàng hóa. Từ đây, Hội An cũng được dịp tiếp nhận những sợi chỉ văn hoá để dệt nên bức tranh đa sắc màu như ngày nay.
  • Áo dài: Màn kết thúc đầy ấn tượng với hình ảnh những tà áo dài thướt tha, đưa ta về với Hội An hiện đại - một thành phố trẻ trung, năng động nhưng vẫn giữ gìn được nét đẹp truyền thống.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi xem show Ký Ức Hội An.

Hơn cả một chương trình biểu diễn, Ký Ức Hội An là một hành trình khám phá văn hóa, nơi du khách có thể tìm hiểu về những giá trị truyền thống lâu đời của Hội An. Những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam như áo dài, cây tre, nón lá, khung cửi, nhà sàn,... được tái hiện tinh tế, tạo nên một bức tranh Việt Nam sống động, gần gũi và đầy sức hút. Nổi bật là hình ảnh "đất - nước" - hai yếu tố không thể tách rời trong văn hóa Việt. Hình ảnh cha rồng mẹ tiên, người trên non kẻ dưới biển được tái hiện sống động, như một lời khẳng định về nguồn cội và tinh thần dân tộc. Màn diễn còn khéo léo lồng ghép những đức tính tốt đẹp như sự kiên trì, lòng thủy chung, sắc son, thể hiện tinh thần và giá trị đạo đức của người Việt một cách kín đáo, tinh tế.

Xem thêm: “Ký Ức Hội An” và những giải thưởng danh giá đã đạt được 

Có thể nói, Ký Ức Hội An là một "siêu phẩm" nghệ thuật, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Hội An. Show diễn như một bản giao hưởng ca ngợi vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, khơi gợi niềm tự hào dân tộc và níu chân du khách bởi sự tinh tế, mãn nhãn và đầy cảm xúc.

Thông tin về show diễn Ký Ức Hội An:

  • Địa điểm: 200 Nguyễn Tri Phương (rẽ trái), phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, Quảng Nam
  • Lịch diễn: Mỗi tối trừ thứ 3 hằng tuần
  • Thời lượng: 60 phút (từ 20h - 21h)
  • Giá vé: 
  • Trẻ em địa phương: 120.000VND - 240.000VND - 480.000VND
  • Người lớn địa phương: 350.000VND - 500.000VND - 950.000VND
  • Trẻ em du khách: 150.000VND - 300.000VND - 600.000VND
  • Người lớn du khách: 600.000VND - 750.000VND - 1.200.000VND

Ký Ức Hội An là một "siêu phẩm" nghệ thuật

Ký Ức Hội An là một "siêu phẩm" nghệ thuật

2. Nhã nhạc Cung Đình Huế (Duyệt Thị Đường, Thừa Thiên - Huế)

Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản phi vật thể vang danh thế giới - là tiếng lòng của triều đại phong kiến Việt Nam, là bản hòa ca ca ngợi sức mạnh vương quyền và sự trường tồn của dân tộc. Từ thời phong kiến, Nhã nhạc đã được cất lên trong những dịp lễ trọng đại như Đại triều, Thường triều, Tế giao, Tế miếu,... góp phần tạo nên bầu không khí trang nghiêm, cao quý.

Từng giai điệu du dương, từng ca từ tao nhã như khẽ khàng dẫn dắt ta vào thế giới của cung đình xưa. Nhã nhạc không chỉ là âm nhạc, mà còn là biểu tượng cho uy quyền của vua chúa, là niềm tự hào của triều đại. Nhịp phách uy nghiêm, những điệu múa uyển chuyển, những trang phục lộng lẫy, tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng độc đáo và ấn tượng.

Nhận thức được giá trị to lớn của Nhã nhạc cung đình Huế, UNESCO đã chính thức công nhận đây là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào ngày 7/11/2003. Đây là niềm vinh dự to lớn cho Việt Nam, khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Nếu có dịp đến Huế, hãy dành thời gian để thưởng thức Nhã nhạc cung đình. Đây là cơ hội để bạn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp văn hóa của cố đô, để hiểu thêm về lịch sử và truyền thống của dân tộc. Nhã nhạc sẽ đưa bạn đến với một thế giới khác, một thế giới của âm thanh, màu sắc và cảm xúc, nơi bạn có thể tìm thấy sự thanh tịnh và bình yên trong tâm hồn.

Thông tin về Nhã Nhạc Cung Đình Huế:

  • Địa điểm: Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội - Huế)
  • Lịch diễn: 10:00 – 10:40 và 15:00 – 15:40
  • Giá vé: 200.000 đồng/người/suất

3. Tứ Phủ (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (hay Tứ Phủ) len lỏi trong tâm hồn người Việt từ bao đời nay, như lời cầu nguyện về một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Việc UNESCO công nhận tín ngưỡng này là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016 như một minh chứng cho giá trị trường tồn và sức ảnh hưởng to lớn của nó.

Tiếp nối di sản văn hóa phi vật thể ấy, đạo diễn Việt Tú đã chắp cánh cho Tứ Phủ - một show diễn nghệ thuật độc đáo, đưa khán giả vào hành trình khám phá cõi tâm linh huyền ảo. Âm nhạc chầu văn réo rắt, trang phục cô cậu hầu đồng rực rỡ cùng lối diễn xuất chuyên nghiệp hòa quyện trong 45 phút ngắn ngủi, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu. Mỗi giá diễn: Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô Bé Thượng Ngàn là một câu chuyện, một cung bậc cảm xúc riêng, đưa người xem phiêu lưu vào thế giới tâm linh kỳ diệu.

Tứ Phủ không chỉ đơn thuần là một show diễn, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa những nét đẹp tinh túy của đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng cùng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại. Ánh sáng huyền ảo, âm nhạc du dương dẫn dắt khán giả từ cõi thực bước vào cõi tâm linh, nơi những điều kỳ diệu ẩn hiện, nơi những lời cầu nguyện được gửi gắm.

Tứ Phủ - một sân khấu nghệ thuật độc đáo, một hành trình tâm linh đầy màu sắc, đưa người xem đến với những giá trị văn hóa truyền thống và khám phá thế giới tâm linh huyền bí. Hãy đến và cảm nhận Tứ Phủ để thấu hiểu hơn về di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

Thông tin về Tứ Phủ:

  • Địa điểm: Rạp Công Nhân, 42 Tràng Tiền, Hà Nội
  • Lịch diễn: Thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Suất đầu tiên vào lúc 18h, suất thứ hai vào lúc 19h30.
  • Giá vé tham khảo: 295.000 đ, 245.000đ và 129.000đ/khách tùy theo chỗ ngồi

Tứ Phủ - một show diễn nghệ thuật độc đáo

Tứ Phủ - một show diễn nghệ thuật độc đáo

4. Tinh Hoa Việt Nam (Phú Quốc, Kiên Giang)

Show Tinh Hoa Việt Nam là show diễn thực cảnh được dàn dựng kết hợp với công nghệ trình chiếu hiện đại, quy mô bậc nhất từ trước tới nay, do đạo diễn Việt Tú - "phù thủy sân khấu" - trực tiếp sáng tạo và dàn dựng với kinh phí đầu tư lên tới hàng triệu đô la.

Sân khấu Tinh Hoa Việt Nam là một bức tranh sống động về văn hóa truyền thống, dân gian miền biển Việt Nam. Những vũ điệu làng chài, lễ cầu ngư, lễ Nghinh ông, hoạt động đi biển, đánh cá... được tái hiện một cách công phu, tỉ mỉ, đưa du khách về với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm: Hành trình mang bản sắc và văn hóa Việt vươn ra thế giới.

Show diễn được trình chiếu xuyên suốt (2.920 minishow ban ngày/năm, 365 show ban đêm/năm), tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ghé thăm và chiêm ngưỡng. Sân khấu biểu diễn của Tinh Hoa Việt Nam có diện tích lên tới 11.200m2, với sự kết hợp nhịp nhàng của hơn 200 diễn viên múa, tạo nên một bức tranh nghệ thuật vô cùng ấn tượng. Bên cạnh sự hoành tráng, show diễn còn mang giá trị văn hóa nghệ thuật cao, thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống Việt Nam thông qua việc tái hiện bối cảnh Thăng Long xưa nhộn nhịp, sinh động trong suốt 300 phút biểu diễn. Ngoài ra, khi thưởng thức Tinh Hoa Việt Nam du khách còn có thể chiêm ngưỡng hơn 20 công trình kiến trúc, tái hiện những hoạt động văn hóa ở làng xã Việt Nam xưa một cách chân thực, sống động nhất.

Thông tin Tinh Hoa Việt Nam:

  • Địa điểm: Thành phố giải trí - mua sắm không ngủ Grand World (thuộc siêu quần thể Phú Quốc United Center) tại Bãi Dài, Gành Dầu, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 
  • Lịch diễn: Các ngày trong tuần từ 20h15-21h00
  • Giá vé: Từ 230.000 VNĐ - 300.000 VNĐ

5. Á Ồ Show (TP. Hồ Chí Minh)

À Ố show là chương trình biểu diễn mang đến những câu chuyện giản dị, đời thường được kể bằng âm nhạc và âm thanh một cách tinh tế. Vở diễn là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại hình nghệ thuật như xiếc, kịch câm, tuồng cổ, hò vè, đờn ca tài tử, vọng cổ, hip-hop, nhào lộn, múa đương đại… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, khiến khán giả cảm thấy quen thuộc, như đã từng chứng kiến ngoài đời thực.

Tre - biểu tượng của sức mạnh, sự kiên cường và vững vàng của người Việt - là chất liệu xuyên suốt trong các vở diễn của À Ố. Thông qua nghệ thuật xiếc, các nghệ sĩ tài năng liên tục biến hóa và sáng tạo, dẫn dắt khán giả bước vào hành trình khám phá những làng quê miền Nam Việt Nam. Những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam hiện lên gần gũi và sống động, mang lại cảm giác như đang sống lại những khoảnh khắc đời thường của quê hương.

Xem thêm: 8 loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam được yêu thích nhất 

Thông tin về Á Ồ Show:

  • Địa điểm: Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, 7 Công trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lịch diễn: Thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Suất đầu tiên vào lúc 18h, suất thứ hai vào lúc 19h30.
  • Thời lượng : 60 phút
  • Giá vé tham khảo: 800.000 VND - 1.250.000 VND - 1.750.000 VND

Á Ồ Show - chương trình biểu diễn mang đến những câu chuyện giản dị, đời thường 

Á Ồ Show - chương trình biểu diễn mang đến những câu chuyện giản dị, đời thường 

6. Vũ điệu Champa (Hải Châu, Đà Nẵng)

Show diễn tái hiện sinh động các điệu múa truyền thống của người Chăm Pa, một dân tộc thiểu số có lịch sử và văn hóa lâu đời tại Việt Nam. Các điệu múa được thể hiện bởi những nghệ sĩ tài năng, trong trang phục lộng lẫy, cùng với âm nhạc đặc trưng của người Chăm Pa. Hầu hết các điệu múa của người Chăm đều mang sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi cung đình. Các vũ điệu tôn vinh thần Siva, nữ thần Uma, và nữ thần Apsara là những màn biểu diễn quen thuộc, có thể do cá nhân hoặc tập thể thể hiện. Múa dân gian Chăm nổi bật với bốn điệu múa chính: múa quạt, múa đội nước, múa khăn và múa đạp lửa.

Thông tin về Vũ điệu Champa:

  • Địa điểm: Nhà hát Trưng Vương, 280 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Lịch diễn: Thứ 6, thứ 7, Chủ nhật hàng tuần vào lúc 20h00
  • Giá vé: 200.000 - 400.000 VNĐ

Xem thêm: Show diễn thực cảnh có gì đặc biệt?

7. Huyền tích Uva (Noong Luống, Điện Biên)

Show diễn kể về truyền thuyết Uva - một người phụ nữ xinh đẹp và can đảm của dân tộc Thái, đã hy sinh bản thân để bảo vệ bản làng khỏi giặc ngoại xâm. Show diễn được dàn dựng hoành tráng với sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và múa, tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy cảm xúc. Không gian của Huyền tích Uva được diễn tại khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Uva được hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bao gồm hồ sen Uva và khung cảnh núi rừng đặc trưng của vùng Điện Biên. Những hình ảnh của hồ Uva, cọn nước, hoa ban, và đồng ruộng tạo nên một bức tranh vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

Show diễn "Huyền tích UVA" dẫn dắt khán giả vào một không gian nghệ thuật được chia thành ba chương: Chương I tái hiện truyền thuyết người Thái với Sự tích quả bầu; Chương II kể về chiếc khăn piêu và cây hoa ban; Chương III là lễ hội Xên Pang, thể hiện lòng biết ơn trời đất và tổ tiên. Chương trình tôn vinh những giá trị nhân văn, truyền thống lâu đời và niềm tự hào của người Thái, tạo nên sự kết nối sâu sắc giữa hiện tại và quá khứ.

Thông tin về Huyền tích Uva:

  • Địa điểm: Nhà Văn hóa bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

8. Lễ hội hoa Tam Giác Mạch (Hà Giang)

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang - nơi được mệnh danh là "vùng đất địa đầu Tổ Quốc". Lễ hội diễn ra vào tháng 10 và tháng 11, khi những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ rực rỡ, nhuộm tím hồng cả một vùng trời Tây Bắc. Mục đích của lễ hội là nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hoa tam giác mạch - loài hoa nhỏ nhắn có màu tím hồng biêng biếc này là biểu tượng cho sự kiên cường, mạnh mẽ của con người nơi đây và là nét đẹp đặc trưng của cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội còn là dịp để du khách khám phá văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông, với những trang phục sặc sỡ, những điệu múa khèn say đắm và những món ăn đặc sản hấp dẫn. Lễ hội hoa tam giác mạch đã trở thành một trong những lễ hội thu hút du khách nhất tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang.

Xem thêm: Đâu là show diễn đáng xem nhất tại Việt Nam?

Thông tin về Lễ hội hoa Tam Giác Mạch:

  • Địa điểm: Có nhiều địa điểm diễn ra lễ hội hoa Tam Giác Mạch mà bạn có thể chọn như: Vần Chải, Lũng Thầu, Phố Cáo, Phố Là, Sủng Là, ngã ba Lũng Táo – Ma Lé – Lũng Cú, Thị trấn Đồng Văn.

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Đồng Văn

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang được tổ chức hàng năm trên cao nguyên đá Đồng Văn

9. Festival Huế (Huế, Thừa Thiên Huế)

Festival Huế, diễn ra hai năm một lần vào các năm chẵn, là một sự kiện văn hóa quy mô lớn nhằm tôn vinh và gìn giữ những giá trị truyền thống của cố đô Huế. Khi tham gia lễ hội này, du khách có cơ hội thưởng thức các màn trình diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, triển lãm màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử. Festival Huế, với nhiều chương trình cộng đồng phong phú, diễn ra cả trong và ngoài thành phố, góp phần tái hiện và làm sống lại những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất này.

Các chương trình nổi bật bao gồm: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh quy bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, và đua trải.

Xem thêm: Khám phá show diễn được mệnh danh là "đẹp nhất thế giới". 

Ngoài ra, thành phố Huế còn phục dựng các lễ hội như lễ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức thi Tiến sĩ võ, và khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré. Những lễ hội này không chỉ tạo điểm nhấn riêng biệt mà còn góp phần phục hồi các ngành nghề thủ công truyền thống, làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô.

Thông tin về Festival Huế: 

  • Địa điểm: Ngôi điện Kiến Trung bên trong Đại nội Huế là nơi diễn ra khai mạc và bế mạc của Tuần lễ Festival Huế 2024.
  • Thời gian: Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 7 - 12/6.
  • Giá vé chương trình khai mạc: hạng A3 (chính giữa sân khấu) là 350.000 đồng, hạng B1, B2 là 300.000 đồng.

10. Enjoy Danang Festival 2024 (TP. Đà Nẵng)

Đà Nẵng xinh đẹp sẽ bừng sáng với Đại nhạc hội Tận Hưởng Đà Nẵng 2024, diễn ra vào lúc 19h00 ngày 17/7 tại sân khấu chính Công viên Biển Đông. Đây là sự kiện mở màn hoành tráng cho chuỗi Lễ hội Hè tại thành phố biển, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm âm nhạc bùng nổ cho du khách trong và ngoài nước.

Sân khấu chính Công viên Biển Đông sẽ biến thành sân khấu âm nhạc đẳng cấp quốc tế, nơi những ngôi sao hàng đầu Vbiz hội tụ và tỏa sáng. Các nghệ sĩ sẽ mang đến những ca khúc hit đình đám, khuấy động bầu không khí với những màn trình diễn sôi động được dàn dựng công phu và bắt mắt. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại sẽ góp phần tăng thêm trải nghiệm âm nhạc của bạn, biến đêm nhạc hội thành bữa tiệc âm nhạc khó quên.

Đại nhạc hội Tận Hưởng Đà Nẵng 2024 không chỉ là đêm nhạc hội đơn thuần, mà còn là sự kiện văn hóa đa dạng kéo dài 7-10 ngày. Du khách sẽ được tham gia vào hàng loạt hoạt động hấp dẫn như: Trình diễn nghệ thuật đặc sắc; Sự kiện thể thao sôi động; Chương trình giao lưu văn hóa thú vị.

Xem thêm: Top 4 show diễn đặc sắc tại Hôi An.

Thông tin về Enjoy Danang Festival 2024: 

  • Thời gian: 19h00 ngày 17/7
  • Địa điểm: Sân khấu chính Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng chiêu đãi du khách với sự kiện Enjoy Danang Festival

Đà Nẵng chiêu đãi du khách với sự kiện Enjoy Danang Festival

Từ những điệu múa Champa uyển chuyển, những huyền tích Uva bi tráng đến Lễ hội hoa Tam Giang rực rỡ sắc màu, Festival Huế tráng lệ và Festival Ánh sáng Đà Nẵng lung linh huyền ảo, mỗi show diễn, lễ hội đều góp phần làm phong phú thêm cho bức tranh văn hóa Việt Nam. Du lịch Việt Nam không chỉ là những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là những giá trị văn hóa độc đáo, đa dạng. Vậy nên nếu có cơ hội hãy trải nghiệm những show diễn, lễ hội đầy màu sắc và khám phá những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc này nhé.

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

Trong những năm gần đây, các quán bar ở Hội An đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dân địa phương và du khách khi đến với phố Hội.
19 Th.12 2024 Du lịch Hội An
Du lịch Hội An tháng 1/2025 – Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ

Du lịch Hội An tháng 1/2025 – Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ

Du lịch Hội An tháng 1 mang đến một không khí đặc biệt, không thể tìm thấy ở bất kỳ thời gian nào khác trong năm của Hội An. Đây là thời điểm Tết Dương lịch và còn chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
18 Th.12 2024 Du lịch Hội An
Thánh địa Mỹ Sơn - dấu ấn rực rỡ của kiến trúc Chăm Pa cổ

Thánh địa Mỹ Sơn - dấu ấn rực rỡ của kiến trúc Chăm Pa cổ

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới nổi bật, lưu giữ những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ hàng trăm năm.
17 Th.12 2024 Du lịch Hội An