Phố cổ Hội An tự hào khi Trần Phú được vinh danh toàn cầu

31 Th.7 2024 Du lịch Hội An Admin
Phố cổ Hội An thêm tự hào khi đường Trần Phú được vinh danh toàn cầu. Cùng Hoi An Memories Land (Đảo Ký Ức Hội An) khám phá vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa lịch sử.

Hội An từ xưa đến nay đã nổi tiếng là một thành phố cổ kính với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, thu hút du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Nổi bật với những di sản văn hóa được công nhận, nay đã thêm một niềm tự hào mới khi Trần Phú được vinh danh là 1 trong 71 con đường đẹp nhất thế giới do tạp chí kiến trúc Architectural Digest tổng hợp. Người dân phố cổ Hội An, đều cảm thấy tự hào và có trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử mà đường Trần Phú và nhiều thế hệ đi trước đã để lại. Sự kiện này không chỉ là một sự công nhận dành cho cá nhân Trần Phú mà còn khẳng định được vị thế của Hội An trên bản đồ văn hóa thế giới.

Hình ảnh yên bình của con đường Trần Phú nhìn từ trên cao

Hình ảnh yên bình của con đường Trần Phú nhìn từ trên cao

1. Trần Phú vang danh, phố Hội thêm rạng rỡ

Với sự vinh danh Trần Phú - một trong những con đường đẹp nhất chính là cơ hội để Hội An quảng bá hình ảnh về một thành phố cổ kính, giàu truyền thống và đầy tiềm năng phát triển du lịch văn hóa bền vững. Du khách khi đến đây dạo bước trên con đường này không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc mà còn cảm nhận được không gian lịch sử hào hùng đã qua. Với những giá trị đặc biệt mà con đường Trần Phú mang lại, người dân càng thêm quyết tâm bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp nguyên sơ, góp phần làm cho phố cổ Hội An càng được tỏa sáng và nhận được sự chú ý của nhiều du khách.

Sắc màu rực rỡ từ cửa hàng đèn lồng nổi bật trên con đường Trần Phú

Sắc màu rực rỡ từ cửa hàng đèn lồng nổi bật trên con đường Trần Phú 

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của con phố

Dưới thời kỳ nhà Lê sơ, chúa Nguyễn Hoàng cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên đã xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong và mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau đó, phố cổ Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á những năm cuối thế kỷ 16 và là điểm giao thương quan trọng giữa các thương nhân từ Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Những thương nhân sinh sống ở đây không chỉ mang đến hàng hóa mà còn mang theo các yếu tố văn hóa, kiến trúc và phong cách xây dựng của họ. Chùa Cầu là một công trình nổi tiếng của phố cổ Hội An được xây dựng bởi người Nhật. Người Hoa đã xây dựng nhiều nơi như Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa và tôn giáo của họ. Cộng đồng người Việt tại Hội An cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển con phố, những ngôi nhà với kiến trúc truyền thống Việt Nam kết hợp với phong cách Trung Quốc và Nhật Bản tạo nên nét đặc sắc của Hội An. Đường Trần Phú khi xưa là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu đến Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường được mang tên Rue du Pont Japonais, tức là Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, mặc dù đã trải qua nhiều biến động lịch sử và chiến tranh tàn phá, nhưng Hội An vẫn giữ được những nét đặc trưng của các công trình kiến trúc và văn hóa đặc sắc.

Xem thêm: Hội An ẩn mình: 1001 bí mật đang chờ bạn khám phá 

1.2 Vị trí địa lý, kiến trúc đặc trưng của Trần Phú

Đường Trần Phú là một trong những tuyến đường chính và nổi bật nhất của phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Với vị trí thuận lợi và nằm ngay trung tâm, Trần Phú không chỉ là một con đường mà còn là một biểu tượng, là niềm tự hào của phố cổ Hội An. Với chiều dài khoảng 1km và chiều rộng 5m, con đường trải dài cùng những công trình kiến trúc lịch sử và các điểm đến du lịch quan trọng. Đi theo con đường này, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những công trình kiến trúc đặc trưng của phố cổ như Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến và Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh - nơi trưng bày các hiện vật khảo cổ học cổ đại. Được xây dựng từ thế kỷ 16 - 17, kiến trúc ở đây mang đậm dấu ấn lịch sử với những ngôi nhà kính, mang phong cách đặc trưng và giao thoa của người Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.  

1.3 Vai trò của Trần Phú trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân Hội An

Con đường nằm ngay trung tâm phố Hội tập trung nhiều hoạt động mua bán

Con đường nằm ngay trung tâm phố Hội tập trung nhiều hoạt động mua bán

Là tuyến đường chính và nằm ngay trung tâm của phố cổ Hội An, Trần Phú kết nối những khu vực quan trọng và là trung tâm của các hoạt động kinh doanh, buôn bán. Dọc theo con đường này, du khách dễ dàng bắt gặp những cửa hàng bán đồ thủ công truyền thống như gốm sứ, đèn lồng và may mặc để lưu giữ kỷ niệm khi đặt chân đến đây. Những cửa hàng này không chỉ giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống mà còn mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử, chùa chiền và hội quán đã thu hút một lượng du khách lớn mỗi năm, tạo điều kiện cho sự phát triển của người dân địa phương. Và đường Trần Phú cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, giúp tăng cường và phát triển du lịch nơi đây. 

Xem thêm: Liệu có nên du lịch Hội An tự túc? Tips du lịch Hội An một mình vẫn tiết kiệm 

2. Những hoạt động đặc sắc trên đường Trần Phú 

Trên con đường Trần Phú, ngoài việc tham quan những di tích lịch sử và văn hóa, du khách  không nên bỏ qua các quán cà phê hay nhà hàng mang phong cách cổ điển, không gian ấm cúng với những món đặc sản như cơm gà, cao lầu, mì quảng và nước Mót. Ngoài ra, đây còn là nơi hội tụ những hoạt động như lễ hội đèn lồng, các buổi biểu diễn nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống. Khi nhắc đến phố cổ Hội An, người ta luôn nhớ đến những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc giữa những con phố cổ kính, yên bình. Đặc trưng nơi đây chính là lễ hội đèn lồng được tổ chức vào ngày rằm hàng tháng và là sự kiện được mong chờ nhất của nhiều du khách. Khác với hình ảnh yên bình ban ngày, vào ban đêm, Hội An trở nên nhộn nhịp hơn với các chương trình nghệ thuật đường phố như hát bài chòi, trò chơi đập nồi hay trình diễn những nhạc cụ truyền thống. Những sự kiện này được diễn ra thường xuyên và hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa đa dạng và phong phú. Tất cả các hoạt động này không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân mà còn gắn kết cộng đồng, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và du khách.

Buổi biểu diễn nghệ thuật Bài chòi thu hút rất nhiều du khách tham gia

Buổi biểu diễn nghệ thuật Bài chòi thu hút rất nhiều du khách tham gia

3. Đường Trần Phú tụ hợp nhiều kiến trúc cổ

Dọc theo con đường Trần Phú, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà được phủ một lớp áo màu vàng ấm cúng, kết hợp giữa khung gỗ, tường gạch rêu phong và mái ngói đỏ tạo nên một Hội An cổ kính nhưng không cũ kỹ. Những ngôi nhà là kiến trúc pha trộn giữa phong cách Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản được xây dựng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, tạo nên một bức tranh đa dạng và đặc trưng của phố cổ ngày nay. Công trình có thể coi là lâu đời nhất chính là Chùa Cầu được các thương nhân người Nhật Bản xây nên vào khoảng thế kỷ 17 và được trùng tu nhiều lần cho đến nay. Trên những trụ cầu bằng gạch đá, cả chùa và cầu đều được làm từ gỗ son với những chi tiết chạm trổ công phu và thiết kế tinh vi, vì vậy, Chùa Cầu luôn được bảo tồn và gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ. Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An là một nơi trưng bày các hiện vật về lịch sử cửa Hội An, được đặt trong một ngôi nhà cổ xây dựng vào thế kỷ 18. Du khách khi đến khám phá đường Trần Phú sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và không gian sống động của vùng đất giàu truyền thống và lịch sử.

Xem thêm: Khám phá kiến trúc độc đáo của phố cổ Hội An 

Kiến trúc cổ kính đặc sắc của những ngôi nhà tạo nên một không khí ấm cúng

Kiến trúc cổ kính đặc sắc của những ngôi nhà tạo nên một không khí ấm cúng

4. Người dân địa phương phản ứng như thế nào?

Khi Trần Phú được vinh danh là một trong những con đường đẹp nhất thế giới, người dân Hội An chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì những công sức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được ghi nhận và lan truyền rộng rãi. Điều này sẽ thu hút thêm nhiều du khách biết đến Hội An, thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự vinh danh này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa của Hội An mà còn gắn kết người dân địa phương, củng cố lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm trong việc gìn giữ di sản văn hóa quý báu của thành phố cổ này. 

5. Một số góc phố lung linh của đường Trần Phú (Hội An)

Một trong những góc phố đẹp nhất là trước Hội quán Phúc Kiến, nơi những chiếc đèn lồng được treo hàng dài, tạo nên một con đường ánh sáng dẫn vào bên trong hội quán. Thêm vào đó, chợ Hội An là một khu chợ nhộn nhịp với nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, quần áo, thực phẩm và nhiều mặt hàng khác. Vào ban đêm, chợ được thắp sáng rực rỡ, tạo nên một khung cảnh vô cùng sôi động và náo nhiệt. Những quán cà phê và nhà hàng với phong cách cổ điển mang lại cảm giác thân thuộc và ấm cúng riêng biệt nơi đây. Mỗi góc phố, mỗi con hẻm trên đường Trần Phú đều chứa đựng những nét cuốn hút khác nhau, góp phần tạo nên một phố cổ đầy lung linh và mê hoặc trong lòng du khách.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua sắm đồ lưu niệm Hội An độc đáo 

Sự yên tĩnh giữa góc phố xinh đẹp của phố cổ Hội An

Sự yên tĩnh giữa góc phố xinh đẹp của phố cổ Hội An

6. Điểm danh những biểu tượng di sản khác của Hội An

Hội An là một thành phố nổi tiếng với nhiều di sản văn hóa và kiến trúc đặc sắc. Dưới đây là một số biểu tượng nổi bật mà du khách có thể ghé đến:

- Khu phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là một trong những Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 04/12/1999. Nổi bật với kiến trúc cổ kính, lưu giữ được nét đẹp của các nền văn hóa khác nhau nhiều thế kỷ và thu hút du khách bởi không khí yên bình, những con phố nhỏ đầy sắc màu và những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa địa phương.

Bài Chòi Hội An là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, kết hợp những câu hò, câu đối thơ truyền thống của người quản trò và người chơi ngồi trên những căn chòi được dựng sẵn để thưởng thức. Hội An đã biến nó trở thành một nét văn hóa đặc sắc và được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 07/12/2017 bởi UNESCO.

- Hội quán Phúc Kiến được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới cùng với khu phố cổ Hội An năm 1999. Được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi cộng đồng người Hoa từ Phúc Kiến, nơi đây chính là trung tâm sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng quan trọng. Bên trong hội quán, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ người đi biển, thể hiện lòng thành kính và ước muốn cầu mong bình an của người dân. Khi đến tham quan hội quán, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và đời sống người Hoa kiều tại Hội An, cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tinh tế của công trình này.

Công trình kiến trúc độc đáo của Hội quán Phúc Kiến mang đậm nét văn hóa của người Trung Hoa

Công trình kiến trúc độc đáo của Hội quán Phúc Kiến mang đậm nét văn hóa của người Trung Hoa

- Show diễn Ký Ức Hội An là một show diễn hoành tráng, mô phỏng lại phố cổ Hội An khi xưa và được diễn ra tại Công viên Văn hóa chủ đề Ấn Tượng Hội An, nằm trên đảo Cồn Hến. Chương trình gây ấn tượng mạnh mẽ với quy mô rộng lớn, đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại và trang phục truyền thống đặc sắc hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm hấp dẫn và chân thực cho khán giả. “Ký ức Hội An” đã được được công nhận là sân khấu biểu diễn ngoài trời lớn nhất Việt Nam và được công nhận là show diễn có kỷ lục về số lượng diễn viên với hơn 500 người bởi Guinness World Records vào tháng 3 năm 2019. Với những tiết mục trình diễn về lịch sử và văn hóa của Hội An đầy cảm xúc và chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách sự mãn nhãn và ấn tượng sâu sắc khi thưởng thức.

Show diễn Ký ức Hội An được đầu tư hoành tráng mang lại trải nghiệm chân thực cho du khách

Show diễn Ký ức Hội An được đầu tư hoành tráng mang lại trải nghiệm chân thực cho du khách

Xem thêm: Trải nghiệm du lịch kết hợp cùng 3 show diễn thực cảnh đặc sắc nhất Việt Nam 

Lời kết:

Phố cổ Hội An, với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nhờ sự bảo tồn và gìn giữ của chính quyền và người dân địa phương mà nơi đây vẫn giữ được những giá trị di sản truyền thống quý báu qua nhiều năm tháng. Sự vinh danh của Trần Phú chính là nguồn cảm hứng, thúc đẩy mỗi người nỗ lực bảo vệ và phát triển di sản văn hóa, làm giàu thêm bản sắc độc đáo của Hội An. Qua đó, khẳng định được vị thế của mình đối với các du khách quốc tế, hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm đầy thú vị và hấp dẫn.

Xem thêm các bài viết:

Bấm like để theo dõi thông tin mới nhất

Bình luận

Tin liên quan

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

15+ quán bar ở Hội An – Điểm đến lý tưởng để “chill hết mình”

Trong những năm gần đây, các quán bar ở Hội An đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của người dân địa phương và du khách khi đến với phố Hội.
19 Th.12 2024 Du lịch Hội An
Du lịch Hội An tháng 1/2025 – Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ

Du lịch Hội An tháng 1/2025 – Những trải nghiệm không nên bỏ lỡ

Du lịch Hội An tháng 1 mang đến một không khí đặc biệt, không thể tìm thấy ở bất kỳ thời gian nào khác trong năm của Hội An. Đây là thời điểm Tết Dương lịch và còn chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
18 Th.12 2024 Du lịch Hội An
Thánh địa Mỹ Sơn - dấu ấn rực rỡ của kiến trúc Chăm Pa cổ

Thánh địa Mỹ Sơn - dấu ấn rực rỡ của kiến trúc Chăm Pa cổ

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới nổi bật, lưu giữ những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ hàng trăm năm.
17 Th.12 2024 Du lịch Hội An