Những ngày đông buốt lạnh, khi phố phường Hội An trải dài bên sông Hoài lịch ngập tràn ánh nắng dịu dàng, là lúc mà hương vị của những chiếc bánh tổ thơm bồng bềnh bắt đầu lan tỏa, làm cho không khí tết ấm áp hơn bao giờ hết. Cùng Hoi An Memories Land tìm hiểu về bánh tổ - đặc sản Hội An qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bánh tổ Hội An là gì?
Bánh tổ là loại bánh được chế biến từ bột gạo nếp. Từ lâu, bánh tổ đã trở thành đặc sản Hội An và là một phần quan trọng trong bữa cơm ngày Tết của người dân xứ Quảng. Bánh tổ không chỉ là một món tráng miệng quen thuộc mà còn là lựa chọn phổ biến cho các bữa cúng lễ. Đặc biệt, vào dịp Tết, việc thưởng thức bánh tổ trở nên phổ biến hơn, mang theo niềm tin về sự may mắn và thịnh vượng.
Bánh tổ có vị ngọt và béo ngậy. Bánh thơm lừng mùi gừng, nhai đến đau là vị ngọt thanh la đến đó. Bánh tổ được tạo hình bằng lá chuối, quấn lại như tổ chim. Người Hoa thường dùng giấy lót dầu để bánh trong tô đất và bọc giấy đỏ bên ngoài để cầu may mắn.
Bánh tổ - Món ăn ngày Tết của người dân Hội An
2. Nguồn gốc đặc sản Hội An - bánh tổ
Bánh tổ Hội An được cho là xuất hiện cùng với sự phát triển của khu phố cổ từ thế kỷ 16-17, bánh tổ có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa và du nhập vào Hội An từ hàng trăm năm trước.
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bánh tổ. Một trong những giả thuyết cho rằng món ăn này xuất hiện dưới tên gọi "lùng kú" do nhóm người Hoa Minh Hương tạo ra. Một giả thuyết khác kể rằng bánh tổ được mang theo trong các cuộc hành quân từ thời Quang Trung. Ngoài ra, còn có suy đoán rằng bánh tổ có liên quan đến miền Bắc, là phiên bản của bánh Uôi Hải Phòng, một loại bánh được truyền dạy từ thời Âu Cơ, mẹ của dòng họ lịch sử Việt.
3. Cách làm bánh tổ chuẩn vị đặc sản Hội An
Bánh tổ Hội An luôn làm say đắm thực khách bởi hương vị đặc trưng mà nhờ sự tỉ mỉ, tâm huyết trong quá trình chế biến. Dưới đây là cách làm bánh tổ Hội An, giúp bánh luôn giữ nguyên hương vị truyền thống qua thế kỷ.
3.1 Nguyên Liệu:
- Nếp dẻo thơm
- Đường bát Quảng Nam (đối với bánh màu nâu)
- Đường cát (đối với bánh màu trắng)
- Mè
- Gừng tươi
Bánh tổ Hội An luôn làm say đắm vị giác thực khách
3.2 Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị bột: Chuẩn bị nếp phơi khô và xay thành bột. Chuẩn bị thêm đường bát Quảng Nam để trộn vào bột.
- Trộn và nhồi bột: Bột và đường được trộn kỹ, nhồi đều để không bị đặc hoặc nhão. Tỷ lệ bột và đường được tính toán cẩn thận để đảm bảo chất lượng bánh.
- Hấp bánh: Bột sau khi nhồi kỹ được múc vào đài (đài là 3 miếng lá chuối xếp xéo lên nhau, bẻ góc) và đặt trong thùng hấp. Bánh được hấp trong 3 giờ để chín đều.
- Đổ bánh vào khuôn: Bánh sau khi hấp được đổ vào khuôn và đặt lên tre để giữ hình dạng. Cứ 12 bánh sẽ xếp vào 1 vỉ.
- Phơi nắng và rang mè: Bánh được đem ra phơi nắng để bốc hơi nước bên trong. Mè được rải lên trên mặt bánh để tạo hương vị đặc trưng và lớp vỏ màu vàng đẹp mắt.
- Hoàn thiện: Bánh tổ sau đó được chiên trong dầu đậu phộng hoặc có thể nướng trên than hồng để thêm hương vị. Bánh được phơi nắng tiếp để tạo sự khô ráo và giữ được hương vị lâu dài.
Bánh tổ để được rất lâu và có nhiều cách chế biến khác nhau. Du khách có thể thoải mái thưởng thức và mang về làm quà du lịch Hội An.
Xem thêm: Trải nghiệm nấu ăn món đặc sản như người Hội An.
4. Một số đặc sản Hội An khác khiến du khách thích mê
Ngoài bánh tổ ra, du khách nên thưởng thức thêm một số đặc sản của Hội An như:
Cao lầu: Đây chính là biểu tượng của ẩm thực Hội An, nhắc đến đặc sản Hội An người ta sẽ nghĩ ngay đến món cao lầu. Cao lầu có sợi mì vàng, ăn kèm tôm và thịt heo, rau sống và một ít nước dùng. Giá một tô cao lầu rơi vào khoảng 25.000 đến 40.000 đồng.
Cao lầu - Biểu tượng của ẩm thực Hội An
- Mì Quảng: Mì Quảng cũng là một trong những món ăn đặc trưng của Hội An. Mì Quảng có sợi mì to màu vàng/trắng, thịt gà, tôm, thịt heo cùng một ít nước dùng. Mì Quảng sẽ ăn kèm rau sống, bánh đa, bên trên có một ít lạc rang và hành phi. Giá mì Quảng rơi tầm 25.000 - 40.000 đồng/tô.
- Bánh ướt cuốn thịt nướng: Bánh ướt được chế biến ngay tại chỗ nóng hổi, cuốn kèm xiên thịt nướng thơm lừng và rau sống, chấm nước mắm theo kiểu miền Trung sẽ mang đến hương vị đậm đà, thơm ngon cho thực khách.
- Bánh vạc: Bánh vạc là món ăn vừa hiện đại vừa truyền thống của người dân Hội An. Bánh được làm khá kì công: Vỏ bánh cán mỏng, nhân bánh gồm có tôm, thịt heo. Bánh được tạo hình bông hoa hẹ đẹp mắt, sau đó mang đi hấp cho chín đều.
- Bánh bèo: Bánh bèo Hội An được làm từ bột gạo. Bánh được đổ trong chén nhỏ, đem hấp chín. Sau khi hấp xong, bánh được rắc lên trên một ít tôm rim, mỡ hành, hành phi vằn kèm nước mắm.
Bánh bèo Hội An
- Bánh xèo: Khác với bánh xèo miền Tây, bánh xèo Hội An có kích thước nhỏ, bánh mềm, bên trong là nhân thịt nạc, tôm, một ít giá. Ăn kèm bánh xèo là rau sống, bánh tráng và nước mắm chua ngọt đặc trưng.
- Bánh mì Phượng: Bánh mì Phượng đã bán được hơn 20 năm. Bánh có nhiều loại nhân khác nhau như: Thập cẩm, chả giò, thịt,... Khách du lịch đến với Hội An chắc chắn sẽ thưởng thức qua hương vị đặc trưng của bánh mì tại đây.
- Bánh đập: Điểm độc đáo của bánh đập là khi ăn, bạn sẽ dùng tay ấn bánh xuống đến khi vỡ ra nhiều miếng nhỏ. Bánh được làm từ bột gạo, ăn kèm mỡ hành và hành phi, chấm cùng nước mắm hoặc mắm nêm thơm ngon.
- Cơm gà Hội An: Cơm gà Hội An cũng là một trong những món ngon nhất định phải thưởng thức khi đến Hội An. Một số quán cơm gà nổi tiếng như: Cơm gà Bà Buội, Cơm gà bà Nga, cơm gà Xí đều được đông đảo khách du lịch ghé qua.
Kết luận
Những chiếc bánh tổ Hội An là một món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích. Thưởng thức bánh tổ Hội An không chỉ là trải nghiệm đặc sản Hội An mà còn là cách bạn kết nối, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa tinh tế của một trong những thành phố cổ đẹp nhất Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm Hội An, đừng quên thưởng thức món bánh đặc biệt này để trải nghiệm trọn vẹn hương vị và câu chuyện của vùng đất di sản.
Xem thêm: Hành trình khám phá ẩm thực Hội An: 20+ món ăn sẽ khiến bạn say mê
Bình luận